Tôi và chồng đã ly hôn được vài tháng. Trước đó, khi làm thủ tục ly hôn chồng có giành quyền nuôi con với tôi trên tòa nhưng sau đó đã làm đơn bãi nại. Vậy là quyền nuôi con vẫn thuộc về tôi và chồng tôi không đồng ý cấp dưỡng. Sau ly hôn, chồng tôi muốn thăm nom con nhưng tôi không an tâm cho chồng chở con đi 1 mình, nên tôi không đồng ý. Chồng có yêu cầu tôi đi chung nhưng tôi cũng không muốn đi. Vậy xin hỏi, chồng tôi có quyền kiện đòi quyền nuôi con 1 lần nữa với tôi không? Rất mong được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
- Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn?
- Sau khi ly hôn, vợ không cho thăm con
- Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 :
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Như vậy, sau khi ly hôn chồng bạn vẫn có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, bạn không cho chồng bạn gặp con là không đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, nếu có căn cứ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và có yêu cầu từ người cha hoặc tổ chức có quyền yêu cầu thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thứ ba, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Như vậy, chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Chồng bạn không đồng ý cấp dưỡng thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Quy định về mức và phương thức cấp dưỡng sau khi ly hôn?
Mọi vấn đề vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.