19006172

Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn?

Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn

Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn. Tôi và chồng ly hôn đã được hơn 2 năm. Chồng tôi là người trực tiếp nuôi con và tòa án tuyên tôi phải cấp dưỡng hàng tháng cho con với số tiền là nửa tháng tiền lương cơ sở. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế khó khăn, tôi không có tài sản cũng như thu nhập gì nên gần 2 năm nay tôi không cấp dưỡng cho con mà chỉ thỉnh thoảng cho tiền con ăn quà và đóng tiền viện phí khi con ốm đau hay các khoản học phí cho con. Lấy lí do tôi không cấp dưỡng nên cha và ông bà nội của con tôi không cho phép tôi thăm nom và đón con đi chơi. Xin hỏi họ có được quyền làm như vậy không?


Bài viết liên quan:


quyền thăm nom conTư vấn hôn nhân và gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp quyền thăm nom con, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy  định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Thứ nhất, về quyền thăm nom con:

Quyền thăm nom con của bạn và nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con là các quyền và nghĩa vụ riêng biệt, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không gắn liền với quyền lợi được chăm nom con. Vì vậy, mặc dù bạn vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng xong quyền lợi được thăm nom con vẫn được đảm bảo. Người trực tiếp nuôi dưỡng con và các thành viên trong gia đình có quyền yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng xong phải tôn trọng quyền thăm nom con của bạn.

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”- Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, không ai kể cả người chồng đã ly hôn có quyền ngăn cản bạn thăm nom, đưa đón con đi chơi. Quyền lợi này của bạn chỉ bị hạn chế khi có quyết định hạn chế quyền thăm nom của Tòa án.

quyền thăm nom con

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Thứ hai, về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như sau:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Khi bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các cá nhân, tổ chức có liên quan có quyền yêu cầu Tòa án buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 119 Luật này:

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Trường hợp điều kiện, hoàn cảnh bạn khó khăn mà không có khả năng cấp dưỡng cho con theo như quyết định mà Tòa án đã tuyên thì bạn có thể thỏa thuận lại bằng văn bản với người chồng đã ly hôn về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì bạn vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết khi có lý do chính đáng.

Trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam