Em xin được hỗ trợ tư vấn trường hợp của em về tiền lương và bảo hiểm như sau: Em và chồng cùng làm việc cho 1 doanh nghiệp tư nhân. Em làm kế toán còn chồng là tài xế, sau khi kí hợp đồng và làm việc được khoảng 6 tháng thì doanh nghiệp bắt đầu nợ tiền lương. Từ 20/8/16 – 5/11/16 tổ chức nợ 2 tháng rưỡi tiền lương, tổng cộng tiền là 25 triệu đồng. Và doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho vợ chồng em, lúc này chủ doanh nghiệp cho em và chồng nghỉ ngang không có quyết định thôi việc trong khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Sau 1 tháng lên công ty lấy lương nhưng không được giải quyết. Em mới viết đơn gửi lên phòng Lao động thương binh xã hội huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Lúc này bên Huyện xuống và yêu cầu ông Giám Đốc trả lương và tiền bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp không đóng cho vợ chồng em. Biên bản được lập và hẹn 1 tháng sau giải quyết. Nhưng sau 1 tháng vẫn không trả. Đến nay đã hơn 2 tháng doanh nghiệp vẫn không trả. Dưới Huyện vẫn chưa lên giải quyết. Vậy cho em hỏi em có kiện được ra Tòa án không? Với số tiền lương và bảo hiểm xã hội gần 40 triệu vậy kiện ra Tòa với tội danh gì? Xin các luật sư tư vấn giúp em! Em xin cảm ơn!
- Làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân
- Công ty tự ý cho nghỉ việc có phải bồi thường không?
- Lấy sổ khi công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 201 Bộ Luật lao động 2012 về quyền của người lao động:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Theo đó, trường hợp của bạn:
+ Đối với tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động với công ty: Công ty cho vợ chồng bạn nghỉ ngang thì bạn có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.
+ Đối với tranh chấp về việc đóng bảo hiểm xã hội do công ty không tham gia bảo hiểm cho vợ chồng bạn thì bạn có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.
+ Đối với tranh chấp về việc công ty không trả tiền lương thì tranh chấp này bạn phải thực hiện thủ tục hòa giải với công ty, sau đó nếu hòa giải không thành thì khi đó bạn sẽ khởi kiện trực tiếp tại Tòa.
Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục hòa giải được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Theo đó, đối với tranh chấp về tiền lương thì sau khi hòa giải mà không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên không tiến hành hào giải thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi công ty có trụ sở.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Cách lấy sổ bảo hiểm khi công ty nợ BHXH không chốt sổ ?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.