Nội dung câu hỏi:
Tôi có dựng một lều rộng khoảng 20 m2 để trông coi ruộng trồng hoa quả của tôi. Tuy nhiên sau khi tôi dựng lều thì bị chính quyền địa phương xuống yêu cầu phá dỡ và lập biên bản xử phạt. Cho tôi hỏi tôi có được dựng lều tạm trên đất nông nghiệp của tôi không? Mấy cán bộ địa phương xử phạt tôi như thế có đúng không?
- Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp không?
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất hiện hành
- Trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Về vấn đề có được dựng lều tạm trên đất nông nghiệp không,Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Có được dựng lều trên đất nông nghiệp không?
Theo nguyên tắc, theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải “sử dụng đất đúng mục đích.”
Với thông tin bạn cung cấp, bạn dựng lều tạm trên ruộng hoa quả nên tôi hiểu đây là việc dựng lều tạm trên đất nông nghiệp theo quy định phân loại đất tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013:
“1.Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”
Tuy nhiên, theo Điểm k, Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở”
Do đó, việc bạn dựng lều tạm trên đất nông nghiệp với mục đích là trông coi vườn và dù là đất của bạn, nhưng lại không đúng với mục đích sử dụng đất nên được xem là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?
Và đây là hành vi bị cấm quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích”.
Theo đó, bạn đã dựng lều tạm trên đất nông nghiệp: Đây là trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích vì đất nông nghiệp được sử dụng để sản xuất nông nghiệp mà không được xây nhà để ở dù là lều tạm. Vì vậy, việc chính phường địa phương yêu phá dỡ và lập biên bản với hành vi dựng lều tạm của bạn là có căn cứ và đúng pháp luật.
Vì vậy, trường hợp này, khi bạn muốn xây dựng lều tạm trên đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng đất theo Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định:
1.Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
2.Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Theo quy định trên để có thể xây dựng lều trông coi vườn, bạn phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở cho phần đất bạn định xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết:
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.