19006172

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế khi trước đó đã từ chối nhận di sản không?

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế khi trước đó đã từ chối nhận di sản không?

Gia đình tôi có 1 mảnh đất, trước đây ông nội tôi mất sớm nên để lại mảnh đất cho ba tôi đứng tên. Đến năm 1989 ông nội tôi có 3 người con trai đã kết hôn xong ba tôi mới chia mảnh đất đó cho 3 anh em, lúc đó 1 ông chú tôi từ chối nhận di sản nói ra ngoài ở để đó ba tôi ở lo ông bà. Năm 1995 sau khi hoàn tất việc khai nhận di sản thừa kế ba tôi cấp lại sổ đỏ và gia đình tôi sinh sống và đóng thuế đến giờ. Sau khi ba tôi mất má tôi được thừa kế mảnh đất đó và đã cho tặng cho tôi. Sổ hồng tôi đã làm năm 2017. Nay năm 2019 tôi làm nhà và ông chú tôi quay trở về giành đòi chia lại mảnh đất đó là đúng hay sai?Vậy chú tôi được yêu cầu chia di sản thừa kế khi trước đó đã từ chối nhận di sản không?



Trước đó đã từ chối nhận di sảnTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới vấn đề: Có được yêu cầu chia di sản thừa kế khi trước đó đã từ chối nhận di sản không? Tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điểm c khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;

Khoản 2 Điều 642 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Điều 642. Từ chối nhận di sản

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành biên bản. Vì vậy, việc từ chối nhận di sản mà không lập thành văn bản của chú bạn sẽ không có hiệu lực.

Bên cạnh đó,  ông bạn đã mất nhưng không để lại di chúc. Nếu gia đình bạn không có văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế thì quyền sử dụng đất là di sản thừa kế của ông bạn sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Trước đó đã từ chối nhận di sản

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172

Đối chiếu với quy định trên, di sản thừa kế của người chết để lại sẽ được phân chia cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ hoặc chồng người mất, cha mẹ đẻ của người mất, cha mẹ nuôi của người mất, con đẻ và con nuôi hợp pháp. Và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, chú bạn được xác định là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền được nhận di sản thừa kế do ông bạn để lại.

Ngoài ra, theo quy định pháp luật dân sự, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước năm 1990 thì thời điểm xác định mở thừa kế là từ năm 1990. Bạn có thể tham khảo thêm tại: Xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế khi chết trước năm 1990

Như vậy, theo quy định trên, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế vẫn còn. Vì vậy, việc chú bạn yêu cầu chia di sản mặc dù trước đó đã từ chối nhận di sản bằng miệng là có căn cứ pháp luật.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

Tranh chấp về chuyển nhượng đất thừa kế theo di chúc của mẹ kế

Thủ tục chuyển nhượng đất có di sản thừa kế của những người thừa kế

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Có được yêu cầu chia di sản thừa kế khi trước đó đã từ chối nhận di sản không? Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam