Để thừa kế quyền sử dụng đất cho cháu nội mà không để cho con
Để thừa kế quyền sử dụng đất cho cháu nội mà không để cho con? Bà nội của tôi năm nay đã 89 tuổi, cũng đã gần đất xã trời. Gần đây bà nội tôi có gọi tất cả các con cháu tới và thông báo sẽ để thừa kế toàn bộ mảnh đất đứng tên của bà nội, bao gồm một căn nhà 4 gian diện tích 300 m2 và vườn rau, cho cháu trai đích tôn là anh họ tôi, tên Hiếu. Nhưng bà nội lại không cho bất cứ người con nào. Các bác, các cô chú của tôi không đồng ý với lý do con không có mà lại cho cháu. Vậy cho tôi hỏi bà tôi muốn để thừa kế cho anh họ tôi có cần để thừa kế cho các con không?
- Chia thừa kế theo pháp luật
- Thời gian niêm yết phân chia di sản thừa kế
- Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Để thừa kế quyền sử dụng đất cho cháu nội mà không để cho con; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013 về quyền của người sử dụng đất:
“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, quyền của người sử dụng đất được thực hiện từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó quyền sử dụng đất đứng tên của bà bạn nên bà nội của bạn có quyền tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn.
Đồng thời theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, bà nội bạn muốn để quyền sử dụng đất của mình cho người cháu đích tôn mà không cần phải để thừa kế cho con của bà nội bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Chính vì vậy việc bà nội bạn để lại quyền sử dụng đất cho anh họ bạn là không trái quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Để thừa kế quyền sử dụng đất cho cháu nội mà không để cho con.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục phân chia di sản thừa kế
Thủ tục sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế không có di chúc
Trong quá trình giải quyết vấn đề có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.