Đòi chia tài sản chung của bố mẹ
Cho tôi hỏi về việc con cái đòi chia tài sản chung của bố mẹ. Ông bà nội em có tất cả 6 người con (3 trai, 3 gái). Ông bà nội em có rất nhiều tài sản là đất đai, ruộng vườn và nhà ở là tài sản chung của ông bà. Phần lớn tài sản ông bà nội em đã giao lại cho bác em. Còn 4 người còn lại, ai cũng có 1 phần. Riêng ba em thì chưa được chia gì cả. Theo em tìm hiểu thì ông bác mà được hưởng tài sản nhiều nhất đã làm sổ đỏ sang tên ông (chưa hề có sự đồng ý của tất cả anh chị em, trong đó có ba em). Vậy có đúng pháp luật không? Ba em có quyền làm đơn khởi kiện để đòi chia tài sản chung của ông bà nội không? Ông bà nội em có quyền cho hết tài sản cho 1 mình bác em không? Hiện tại ông bà nội em vẫn còn sống.
- Chia tài sản khi ly hôn, các con có được phần không?
- Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Thủ tục sang tên sổ đỏ do thừa kế theo di chúc
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về việc đòi chia tài sản chung của bố mẹ, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo Điều 105 và Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 160 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu:
“Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trong trường hợp này, tài sản của thuộc quyền sở hữu của cha mẹ thì cha mẹ có quyền định đoạt tài sản đó. Do đó, các con không có quyền kiện tụng đòi chia tài sản của cha mẹ. Do đó, khi còn sống ông, bà nội bạn quyết định cho ai tài sản là quyền của ông, bà bạn (trừ trường hợp chia di sản thừa kế).
Lưu ý:
Sau khi ông, bà bạn mất, tài sản nào là tài sản chung của ông, bà mà vẫn chưa phân chia cho ai thì sẽ là di sản thừa kế. Những tài sản mà đã tặng cho người khác sẽ không được kiện đòi hoặc phân chia.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trên đây là quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung của bố mẹ. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc.
- Mức bồi thường đối với nhà xưởng bị tháo dỡ một phần khi thu hồi đất
- Làm sao để bán được nhà khi chồng không về được Việt Nam?
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang cây lâu năm
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chăn nuôi sang đất trồng cây lâu năm
- Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng