Sử dụng tầng tum trong nhà tập thể
Tôi mua một căn nhà tại khu tập thể của anh A, khi mua nhà thì anh A có thỏa thuận miệng chúng tôi có toàn quyền sử dụng tầng tum áp với mái của khu tập thể. Sau khi mua xong, gia đình tôi sửa chữa phần tum làm nơi phơi quần áo và tiến hành trồng một số hoa cỏ trên đó. Tuy nhiên một số hộ gia đình ở cùng tầng đó không cho chúng tôi sử dụng với lý do đây là phần sử dụng chung của tầng nên chúng tôi không được quyền sử dụng riêng. Vậy tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của tôi. Tôi có thể khởi kiện không? Vì lúc mua bên bán có nói chúng tôi được sử dụng phần tum đó.
- Tài sản cho con có được xác định là tài sản chung vợ chồng
- Quyền sử dụng đất đứng tên chồng có được coi là tài sản chung?
- Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo khoản 3 Điều 2 Luật nhà ở 2014 quy định:
“3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh“.
Với định nghĩa trên, nhà tập thể cũng được xác định là nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở năm 2014. Theo đó, căn cứ Điều 214 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác”.
Như vậy, tầng tum trong khu tập thể thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn nhà trong khu tập thể và không phân chia, tất cả chủ sở hữu các căn nhà trong khu tập thể đều có quyền quản lý sử dụng tầng tum theo nguyên tắc nhất trí. Mỗi chủ sở hữu căn nhà trong khu tập thể đều có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung. Tuy nhiên, nếu tất cả chủ sở hữu các căn nhà trong khu tập thể có thỏa thuận nhất trí cho bạn toàn quyền sở hữu tầng tum thì khi bạn mua căn nhà của anh A bạn cũng có quyền sở hữu tầng tum. Ngược lại, nếu trong trường hợp anh A lừa dối bạn về quyền sở hữu, sử dụng tầng tum thì bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
Thứ nhất, yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối
Trong trường hợp của bạn mặc dù anh A biết mình không có quyền định đoạt tầng tum nhưng anh A vẫn thỏa thuận cho bạn toàn quyền sử dụng tầng tum. Hành vi của anh A có thể xem là hành vi lừa dối theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 nên có thể giao dịch này sẽ bị vô hiệu. Khi đó, hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được giải quyết theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Khi giao dịch giữa bạn và anh A bị Tòa án tuyên vô hiệu thì hai bên các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thỏa thuận giữa bạn và anh A bằng hình thức thỏa thuận miệng nên rất khó để chứng minh hành vi lừa dối của anh A.
Thứ hai, thỏa thuận lại số tiền mua bán giữa hai bên
Khi bạn và anh A tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu nhà thì giá các bên thỏa thuận là giá để gia đình bạn có toàn quyền sử dụng cả phần tum áp với mái của khu tập thể. Do đó, nên khi gia đình bạn không được sử dụng phần này, bạn có thể thỏa thuận lại giá mua nhà với anh A. Nếu không thể thỏa thuận, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có nhà để yêu cầu giải quyết.
Kết luận: Bạn sẽ được quyền ngang bằng với các chủ sở hữu những căn nhà khác trong khu tập thể trong việc quản lý, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tầng tum và phần mái. Bạn chỉ có toàn quyền sử dụng tầng tum khi tất cả chủ sở hữu các căn nhà trong khu tập thể thỏa thuận nhất trí cho bạn toàn quyền sử dụng tầng tum.
Trên đây là những giải đáp của tổng đài về vấn đề của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Thỏa thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất khi ly hôn
Khởi kiện giải quyết quyền về lối đi chung
Trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tiền chậm trả tiền bồi thường đối với đất đai khi bị thu hồi
- Chuyển từ hình thức sử dụng đất trả tiền thuê hàng năm sang giao đất có thu tiền
- Quy định về căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định
- Có được yêu cầu người sử dụng đất liền kề mở lối đi vào khu đất của mình không
- Điều chỉnh giấy phép xây dựng khi xây dựng không đúng giấy phép đã cấp