Trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu khi tài sản của họ gây thiệt hại
Nhà tôi có mảnh đất được sử dụng từ năm 1986 và có trồng hàng cây dừa làm ranh giới. Sau này năm 2000 có hộ tới sinh sống gần nhà tôi và xây nhà bên hàng dừa, trái dừa khô rớt trúng mái nhà làm bể tôn họ đòi bồi thường trong khi đó tôi tuổi cao sức yếu không thể hái dừa được cho họ xử lý cây dừa nhưng họ không xử lý, và họ bảo tôi có trách nhiệm bồi thường. Xin luật sư tư vấn giúp. Tôi cám ơn.
- Bồi thường do nhiều người cùng gây thiệt hại
- Bồi thường khi bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi lấn chiếm đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn tổng đài xin tư vấn như sau:
Xác định trách nhiệm bồi thường
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nếu thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu không phải bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.
Theo quy định trên, quả dừa (tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn) đã làm cho mái tôn nhà hàng xóm bị bể. Như vậy, thiệt hại của nhà hàng xóm là do cây cối của gia đình bạn gây ra nên bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà hàng xóm.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
Bạn phải bồi thường tòa bộ, kịp thời thiệt hại thực tế – là thiệt hại do quả dừa gây ra trên thực tế. Bạn và hàng xóm có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bạn có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi hàng xóm của bạn có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của họ gây ra.
Hàng xóm của bạn không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản có nguy cơ gây hại
Căn cứ Điều 177 BLDS 2015, trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ phải thu hoạch dừa đúng thời vụ không để cho quả rơi nữa, hoặc phải chặt bỏ hàng dừa đi. Và đây là nghĩa vụ của bạn mà không phải là nghĩa vụ của nhà hàng xóm. Vì vậy, khi bạn yêu cầu, nhà hàng xóm có quyền từ chối việc xử lý hàng dừa.
Trên đây là tư vấn của tổng đài cho vấn đề của bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Bồi thường do nhiều người cùng gây thiệt hại
Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời hiệu khởi kiện hành chính để đòi lại đất đã được cấp Giấy chứng nhận
- Tự ý đổ đất xuống ruộng để làm vườn thì sẽ bị xử phạt như thế nào
- Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận
- Tách sổ bìa đỏ khi chủ sở hữu nhà không hợp tác
- Chủ cũ không đồng ý cho tu sửa nhà ở đã bán