Các hành vi không được thực hiện trên đường bộ năm 2023
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Cho em hỏi theo quy định hiện nay thì pháp luật giao thông cấm những hành vi nào thực hiện trên đường bộ? Nếu muốn tổ chức các hoạt động lễ hội trên đường bộ thì cần phải xin phép cơ quan nhà nước hay không? Mong tổng đài hỗ trợ tư vấn giúp tôi với ạ, xin cảm ơn rất nhiều.
- Quy tắc an toàn khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt
- Các lỗi xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ hiện nay
Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, các hành vi không được thực hiện trên đường bộ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định Không được thực hiện các hành vi sau đây trên đường bộ:
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
-Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
– Thả rông súc vật trên đường bộ;
– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Như vậy, theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ hiện nay thì các hoạt động trên sẽ không được thực hiện trên đường bộ và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm.
Thứ hai, về việc tổ chức hoạt động lễ hội trên đường bộ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ
1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.”
Như vậy, khi cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động lễ hội sẽ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật; Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Quy định pháp luật về tránh xe đi ngược chiều năm 2023
Quy định pháp luật về chuyển hướng xe khi tham gia giao thông năm 2023
- Mất 1 đốt của 2 ngón tay có thi bằng lái ô tô được không
- Thủ tục thi sát hạch bằng lái xe A1 theo quy định của pháp luật
- Mức phạt đối với xe khách hợp đồng khi không ghi đầy đủ danh sách hành khách
- Mức xử phạt xe khách lỗi không gắn phù hiệu
- Đưa xe hết hạn đăng kiểm đi đăng kiểm có bị xử phạt không?