19006172

Cảnh sát giao thông có phải lập biên bản xử phạt tại chỗ?

Cảnh sát giao thông có phải lập biên bản xử phạt tại chỗ?

Tôi muốn hỏi về vấn đề cảnh sát giao thông có phải lập biên bản xử phạt tại chỗ? Tôi có điều khiển xe tải 4.5 tấn của công ty. Xe tôi đang đậu tại xã thì bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ. Xe tôi hết hạn đăng kiểm gần 3 tháng. Lúc kiểm tra tôi không mang theo giấy tờ xe. Cảnh sát giao thông không lập biên bản tại nơi kiểm tra mà đánh xe tôi lên bãi tạm giữ rồi mới lập biên bản nên tôi không kí.

Vậy tôi muốn hỏi cảnh sát giao thông làm thế có đúng pháp luật không? Mức phạt của tôi được xác định thế nào ạ?


Cảnh sát giao thông có phải lập biên bản

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về tổ tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề cảnh sát giao thông có phải lập biên bản xử phạt tại chỗ; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề Cảnh sát giao thông có phải lập biên bản                      

Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định  về vấn đề Cảnh sát giao thông có phải lập biên bản như sau:

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình; người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản; trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện; thiết bị kỹ thuật; nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay; tàu biển; tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Mặt khác khoản 2 Điều 58 Luật này cũng quy định như sau:

“2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;

nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.”

Như vậy:

Theo quy định thì khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Mà tại khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định về việc nếu người vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Quy định đó được hiểu là khi phát hiện hành vi vi phạm; người có thẩm quyền phải lập biên bản xử phạt tại chỗ chứ không thể đến một nơi khác mới lập được.

Bởi nếu đến nơi khác lập biên bản thì sẽ không biết được vụ việc diễn ra như thế nào; người dân không biết về vụ vi phạm thì sẽ không được coi là người chứng kiến.

Với trường hợp của bạn, cảnh sát giao thông không lập biên bản xử phạt tại chỗ mà đưa xe về bãi tạm giữ sau đó mới lập biên bản là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này; bạn có thể khiếu nại đến người đã lập biên bản xử phạt cho bạn; hoặc cơ quan người đó công tác hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Thứ hai, mức phạt đối với việc không mang theo giấy tờ xe

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu không mang giấy tờ xe; bạn sẽ bị phạt như sau:

“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”

Theo đó, khi không mang giấy tờ xe, bạn sẽ bị phạt như sau:

+ Không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng;

+ Không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

+ Không mang bảo hiểm trách nhiệm dân sự; lái xe của bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

-->Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với vi phạm giao thông

Cảnh sát giao thông có phải lập biên bản

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ ba, mức phạt lỗi điều khiển xe có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng từ gần 3 tháng tháng trở lên

Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận; hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định; trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3; Khoản 4; Điểm e Khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Bên cạnh đó, điểm e khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;”

Theo quy định, mức phạt lỗi điều khiển xe có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng từ gần 3 tháng tháng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Đồng thời, bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Ngoài ra trường hợp này công ty của bạn cũng sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

-->Mức phạt tổng cộng khi phạm nhiều lỗi theo quy định của pháp luật

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề cảnh sát giao thông có phải lập biên bản xử phạt tại chỗ; Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Cảnh sát giao thông xử phạt sai thì phải làm thế nào?

luatannam