19006172

Có được lấy lại phương tiện bị tạm giữ khi chưa nộp phạt không?

Có được lấy lại phương tiện bị tạm giữ khi chưa nộp phạt không?

Em họ tôi điều khiển xe máy của tôi tham gia giao thông bị CSGT lập biên bản lỗi điều khiển xe máy sử dụng chất ma túy và bị tạm giữ xe. Tôi có đến Phòng CSGT nơi đang tạm giữ xe máy của tôi để lấy lại xe vì đây là xe tôi dùng để đi làm thì họ yêu cầu em họ tôi phải nộp phạt xong mới được lấy xe. Mong Tổng đài tư vấn giúp xem bên CSGT xử lý như vậy có đúng không?



lấy lại phương tiện bị tạm giữ

Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, xử phạt người điều khiển lỗi sử dụng chất ma túy khi tham gia giao thông

Căn cứ điểm h khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, trường hợp của bạn thì em họ bạn điều khiển xe máy mà trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Thứ hai, có được lấy lại phương tiện bị tạm giữ khi chưa nộp phạt không? 

Căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 30 và điểm k khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

Dẫn chiếu khoản 1 Điều 58 và khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1.Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Đồng thời, Mục IX Phụ lục 1 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT) có quy định người sử dụng chất ma túy là người không đủ điều kiện sức khỏe để lái xe.

Như vậy, trường hợp bạn giao xe cho em họ bạn điều khiển – người không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe (sử dụng chất ma túy) thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc người vi phạm chưa nộp phạt thì sau khi hết thời gian 07 ngày tạm giữ phương tiện cũng chưa được lấy lại xe. Việc này nhằm đảm bảo trách nhiệm của người vi phạm đối với chủ xe và nghĩa vụ nộp phạt đối với Nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có bị phạt thêm không?

Cách tính lãi khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông

luatannam