Điều khiển xe máy không chú ý gây tai nạn giao thông
Tôi điều khiển xe máy đi từ trong ngõ ra không chú ý quan sát nên đã đâm vào một xe ô tô đang đi trên đường, do sợ phải bồi thường chi phí thiệt hại về tài sản và tránh bị nộp phạt nên tôi đã phóng xe đi tiếp. Tuy nhiên camera hành trình của xe ô tô bị tôi đâm đã quay lại được biển số xe của tôi nên đã báo với bên CSGT. Cho tôi hỏi, tôi sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu tiền?
- Mức phạt người điều khiển xe máy lạng lách gây tai nạn giao thông
- Mức phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều khiển xe máy không chú ý gây tai nạn giao thông
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 7 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông…;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện“
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn điều khiển xe máy không chú ý quan sát và gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thứ hai, mức phạt người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy
Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 8 và điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng”
Như vậy, theo quy định nêu trên, với lỗi điều khiển xe xe máy gây tai nạn xong bỏ chạy thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 05 đến 07 tháng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
17 tuổi điều khiển xe máy sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông
Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông năm 2020
- Người 15 tuổi thì được điều khiển xe máy điện hay chưa?
- Những đối tượng được xác định là chủ xe và bị phạt khi vi phạm giao thông
- Dừng xe khi đèn xanh có vi phạm giao thông và bị xử phạt không?
- Bằng FD có lái được xe 30 chỗ ngồi không?
- Trong thời gian chờ bưu điện chuyển giấy phép lái xe có được lái xe?