Gây thương tích cho cảnh sát giao thông bị phạt như thế nào?
Gây thương tích cho cảnh sát giao thông bị phạt như thế nào? Ba em chạy taxi nhưng có uống vài chén với bạn bè. Khi CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn ba bị tới 0,37 miligam/1 lít khí thở. Vì quá say mà ba có lời qua tiếng lại và đánh CSGT làm anh này phải nhập viện. Khi gia đình em vào viện thăm hỏi thì được biết anh này bị thương tật 28%. Không biết trường hợp này ba em có bị phạt nặng lắm không ạ? Mong các anh, chị sớm giải đáp! Em cảm ơn nhiều!
- Tư vấn tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- Không ký vào biên bản của CSGT có phạm tội chống người thi hành công vụ?
- Không ký tên vào biên bản vi phạm giao thông có nộp phạt được không?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề Gây thương tích cho cảnh sát giao thông bị phạt như thế nào của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hành vi điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 7 và điểm e Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
Bạn cho biết bố của bạn điều khiển xe taxi nhưng nồng độ cồn là 0,37 mg/1 lít khí thở. Đối chiếu quy định trên, bố của bạn bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, bố của bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Thứ hai, về hành vi gây thương tích cho cảnh sát giao thông
Căn cứ Điểm o Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Hành vi đánh CSGT của bố bạn đã gây thiệt hại đến sức khỏe cho CSGT này, mà tỷ lệ thương tật là 28%. Do đó, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên. Khi đó, bố của bạn bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 2 năm đến 05 năm tù.
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bố bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho chiến sỹ cảnh sát giao thông đó theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là bao gồm những khoản chi phí như sau:
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Một là, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút;
Hai là, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
Ba là, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
Bốn là, một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Kết luận:
– Hành vi điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn của bố bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính;
– Hành vi gây thương tích cho cảnh sát giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của luật dân sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Cảnh sát giao thông xử phạt sai thì phải làm thế nào?
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với vi phạm giao thông
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Gây thương tích cho cảnh sát giao thông bị phạt như thế nào; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xử phạt người chưa thành niên vi phạm và chủ phương tiện
- Mức xử phạt khi xe taxi 4 chỗ chở quá số lượng khách cho phép
- Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô theo quy định của pháp luật hiện hành
- Xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô của công ty quá tải đường trên 150%
- Vượt quá khối lượng chuyên chở cho phép theo đăng kiểm 1 tấn