Lỗi của chủ xe và lỗi của người điều khiển có liên quan đến nhau không?
Lỗi của chủ xe và lỗi của người điều khiển có liên quan đến nhau không? Tôi bị lập biên bản lỗi chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành. Nay CSGT giữa bằng của tôi làm tin mà chủ xe cứ lần lữ không chịu đóng phạt. Tôi có thể nộp phạt trước để lấy lại bằng không?
- Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định của pháp luật hiện hành
- Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe
- Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành cho xe chở hàng siêu trường siêu trọng
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về vấn đề lỗi của chủ xe và lỗi của người điều khiển có liên quan đến nhau không; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về lỗi của chủ xe và lỗi của người điều khiển có liên quan đến nhau không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định này;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức
Thứ hai, về vấn đề nộp phạt khi có lỗi của chủ xe và lỗi của người điều khiển
Căn cứ vào khoản 17 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
17. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. …Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, theo quy định hiện hành, trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt nêu trên phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm.
Đối chiếu quy định trên, bạn và chủ xe bị lập hai biên bản khác nhau và phạt hai đối tượng khác nhau nên khi bạn nộp phạt, bạn vẫn có thể lấy giấy phép lái xe của mình mà không cần đợi chủ xe nộp phạt.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức xử phạt chủ phương tiện giao xe quá tải trọng cho người khác điều khiển?
Xử phạt chủ phương tiện điều khiển xe vượt trọng tải
Mọi thắc mắc liên quan đến lỗi của chủ xe và lỗi của người điều khiển có liên quan đến nhau không?, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.