19006172

Người điều khiển xe xin vượt có thể báo hiệu bằng còi hay không?

Người điều khiển xe xin vượt có thể báo hiệu bằng còi hay không?

Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề như sau: Như thế nào được coi là vượt xe và tầm nhìn vượt xe an toàn theo quy chuẩn mới nhất hiện nay? Và trong trường hợp người điều khiển phương tiện muốn xin vượt xe thì có thể dùng còi để báo hiệu hay không? Mong tổng đài giải đáp thắc mắc này giúp tôi, xin cảm ơn rất nhiều.



xe xin vượt có thể báo hiệu bằng còi

 Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, vượt xe và tầm nhìn vượt xe an toàn theo quy chuẩn mới nhất

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT về biển báo giao thông đường bộ quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.51. Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

3.52. Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.”

Như vậy, theo quy định trên thì vượt xe được hiểu là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Theo đó, xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua và không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Bên cạnh đó, tầm nhìn vượt xe an toàn được xác định là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

Thứ hai, người điều khiển xe xin vượt có thể báo hiệu bằng còi hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối với xe xin vượt sẽ phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Tuy nhiên, trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ thì chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn mà không được vượt bằng còi.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Điều khiển xe ô tô vượt xe khác không có tín hiệu xin vượt

Vượt xe trên cầu hẹp gây tai nạn bị xử phạt như thế nào?

luatannam