Người vi phạm được đặt cọc tiền để không bị tạm giữ phương tiện không?
Tôi đỗ xe ô tô gần bệnh viện Quân đội 108 để đưa người nhà đi khám bệnh. Một lúc sau tôi nhận được cuộc gọi bên CSGT xử phạt tôi lỗi đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” đồng thời đã thuê phương tiện cẩu xe của tôi về bãi để tạm giữ xe. Tổng đài cho tôi hỏi lỗi này bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi có được đặt cọc tiền để không bị giữ xe trong trường hợp này không?
- Không giữ khoảng cách gây va chạm giao thông có bị tạm giữ phương tiện?
- Cảnh sát giao thông có được quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức phạt lỗi đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”
Căn cứ điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;“
Như vậy, theo quy định trên, bạn bị lập biên bản lỗi đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thứ hai, người vi phạm được đặt cọc tiền để không bị tạm giữ phương tiện không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
a) Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.“
Như vậy, trong trường hợp bị tạm giữ phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu bạn đáp ứng đủ những điều kiện dưới đây thì bạn có thể được xem xét để giao giữ tự bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ:
– Bạn có nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi bạn đang công tác.
– Bạn có khả năng tài chính bảo lãnh phương tiện.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định pháp luật về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện
- Phương tiện tạm giữ bị hư hỏng, cảnh sát giao thông có phải bồi thường không?