Niêm yết cụm từ xe hợp đồng theo quy định mới năm 2023
Tôi nghe nói sắp tới sẽ có quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có đúng không? Và có phải là theo quy định mới đó thì xe hợp đồng ngoài phù hiệu còn phải niêm yết thêm cụm từ xe hợp đồng nữa không? Nếu không thực hiện theo thì bị phạt có nặng không? Tôi cám ơn nhiều!
- Quy định về điều kiện đối với xe hợp đồng kinh doanh vận tải
- Xử phạt lỗi điều khiển xe hợp đồng không mang danh sách hành khách
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề niêm yết cụm từ “xe hợp đồng” theo quy định mới
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;
c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này”.
Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 36. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.
Theo đó, từ ngày 01/04/2020, khi Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì xe khách hợp đồng ngoài việc phải có phù hiệu còn phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG”. Cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” phải có kích thước tối thiểu là 06 x 20 cm; làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe.
Thứ hai, về mức phạt khi không niêm yết cụm từ xe hợp đồng theo quy định
Căn cứ quy định tại Khoản 4 và Khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” (đối với xe chở hành khách theo hợp đồng), cụm từ “XE DU LỊCH” (đối với xe chở khách du lịch) trên kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG”, cụm từ “XE DU LỊCH” nhưng không cố định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định;
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;”
Như vậy, từ ngày 01/04/2020 nếu sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” sẽ bị phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Buộc phải niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG”.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
--> Quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển đối với xe hợp đồng
- Quy định về Giấy phép lái xe trong Công ước viên 1968
- Điều khiển xe tải chở 4 người sau thùng có bị tước giấy phép?
- Mức xử phạt đối với hành vi chở hàng vượt quá trọng tải cho phép
- Xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên thì phạt chủ phương tiện là ai?
- Mức phạt xe ô tô vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép