Nơi nộp tiền phạt khi vi phạm giao thông ở TP HCM nhưng đang sinh sống ở Cà Mau
Tôi có vấn đề về giao thông muốn hỏi Tổng đài: Tôi điều khiển xe máy tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh chạy quá tốc độ 5km/h nhưng tôi đang sinh sống ở Cà Mau. Tôi có bắt buộc phải đến TP Hồ Chí Minh để nộp phạt không? Nếu được vậy nơi nộp tiền phạt mà tôi được phép nộp là những nơi nào, cách nào?
- Cách nộp phạt khi vi phạm giao thông ở khác nơi cư trú?
- Quy định về xử phạt khi chạy quá tốc độ
- Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định mới nhất?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc về nơi nộp tiền phạt khi vi phạm giao thông, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
“Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
…k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt”
Như vậy, nơi nộp tiền phạt được ghi rõ trong biên bản xử phạt của bạn.
Về nơi nộp tiền phạt vi phạm giao thông
Một là, nộp tại kho bạc nhà nước
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.”
Như vậy, cá nhân có thể nộp tiền tại kho bạc hoặc ngân hàng nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt hoặc có thể chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về việc cá nhân bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì tùy theo đề nghị của cá nhân có thể nộp phạt thông qua việc nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản đến kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Hai là, nộp phạt qua đường bưu điện
Căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”
Như vậy, kể từ ngày Nghị quyết 10/NQ-CP có hiệu lực thi hành là ngày 04/02/2016 thì người vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ được phép nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp Kho bạc Nhà nước nộp phạt rồi đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe.
Theo tinh thần của Nghị quyết 10/NQ-CP thì để nộp phạt qua đường bưu điện; bạn phải thực hiện theo quy trình sau:
+) Khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ, người vi phạm có thể đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản.
+) Đến thời hạn nộp phạt; bạn qua bưu điện gần nhất để đăng ký và gửi tiền phạt cũng như phí dịch vụ.
+) Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cũng như lấy lại giấy tờ từ cơ quan công an; chuyển đến tận nhà cho người vi phạm.
Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 3 ngày.
Như vậy
Bạn điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 5km/h ở TP. Hồ Chí Minh trong khi hiện tại bạn đang sinh sống tại Cà Mau thì nơi nộp phạt bạn có thể thực hiện việc nộp phạt đó là:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp phạt qua đường bưu điện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có bị phạt thêm không?
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Mọi thắc mắc liên quan đến Nơi nộp tiền phạt khi vi phạm giao thông ở TP HCM nhưng đang sống ở Cà Mau; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định mới về không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
- GPLX hạng D mất và hết hạn hơn 01 năm có phải thi sát hạch lại không?
- Thủ tục cấp biển tập lái xe quân sự của bộ quốc phòng quy định
- Xử phạt lỗi chạy xe ô tô dưới tốc độ tối thiểu 56/60 trên đường cao tốc
- Mức phạt khi xe mới hết hạn đăng kiểm