Nộp phạt qua bưu điện nhưng bị mất biên bản xử phạt?
Tôi vi phạm giao thông đường bộ vào ngày 13/05/2020. Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Thuận đã lập biên bản vi phạm hành chính và có đóng mộc nộp phạt qua bưu điện nhưng bị mất biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông tỉnh Bình Thuận lập vào ngày 13/05/2019. Vậy giờ tôi có đóng phạt ở bưu điện được không? Tôi vi phạm tốc độ 67/60 km và không có bảo hiểm xe thì bị xử phạt thế nào? Tôi đi ô tô
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về nộp phạt qua bưu điện nhưng bị mất biên bản xử phạt; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ 5 km/h thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thứ hai, với hành vi không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Căn cứ Điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;“
Như vậy, theo quy định trên, hành vi không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
-->Điều khiển xe ô tô đi quá tốc độ và không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Thứ ba, về vấn đề Nộp phạt qua bưu điện nhưng bị mất biên bản
Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt”.
Như vậy, do lỗi vi phạm của bạn chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà không bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác và bạn không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm; đồng thời bạn có đề nghị nộp phạt qua bưu điện thì người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định nộp tiền phạt qua đường bưu điện.
Căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”
Như vậy, kể từ ngày Nghị quyết 10/NQ-CP có hiệu lực thi hành là ngày 04/02/2016 thì người vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ được phép nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp Kho bạc Nhà nước nộp phạt rồi đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe.
-->Có được ủy quyền nộp phạt qua đường bưu điện hay không?
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Theo tinh thần của nghị quyết 10 thì để nộp phạt qua đường bưu điện; bạn phải thực hiện theo quy trình sau:
+) Khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ, người vi phạm có thể đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản.
+) Đến thời hạn nộp phạt; bạn qua bưu điện gần nhất để đăng ký và gửi tiền phạt cũng như phí dịch vụ.
+) Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cũng như lấy lại giấy tờ từ cơ quan công an; chuyển đến tận nhà cho người vi phạm.
Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 3 ngày.
Kết luận:
Khi đi nộp phạt vi phạm hành chính ở bưu điện; bạn chỉ cần ra bưu điện gần nhất nộp tiền và phí dịch vụ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nộp phạt qua bưu điện nhưng bị mất biên bản thì bưu điện sẽ không nộp tiền phạt thay bạn được.
Nếu còn vướng mắc về nộp phạt qua bưu điện nhưng bị mất biên bản xử phạt; Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Thời điểm được nhận lại bằng lái xe khi đã nộp phạt qua bưu điện
- Xử lý vi phạm khi tuần tra kiểm soát của CSGT được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục đổi biển số xe máy do gãy, mờ số
- Xe vận chuyển hàng siêu trường vượt quá trọng tải theo Giấy phép lưu hành
- Trường hợp nào thì không được đổi giấy phép lái xe?
- Thu hồi Giấy phép kinh doanh khi có liên tục trên 20% xe bị tịch thu phù hiệu