Nội dung câu hỏi:
Em chạy ô tô tốc độ 60/67km/h. Không biết có bị giữ bằng lái qua tết không? Em đã nộp phạt qua bưu điện từ 2 tuần trước. Nhưng em quên gửi giấy tạm giữ bằng lái. Đến thứ 4 em mới gửi lên. Vậy khoảng mấy ngày em nhận được bằng.
- Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
- Có bị xử phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe khi đang bị tước quyền sử dụng?
- Mức phạt do không xuất trình được giấy phép lái xe ô tô?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi: Thời điểm được nhận lại bằng lái xe khi đã nộp phạt qua bưu điện;Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Chạy quá tốc độ 7km/h có bị tước Giấy phép lái xe;
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”
Như vậy, đối với người điều khiển ô tô mà chạy quá tốc độ 7km/h sẽ thuộc vào khung phạt chạy quá tốc độ từ 5- dưới 10km/h và phạt tiền là 800.000 – 1.000.000 đồng. Mức trung bình là 900.000 đồng. Do đó, bạn chạy quá 7km/h và bị công an và xử phạt là đúng quy định. Tuy nhiên, với lỗi này thì bạn sẽ không bị tước Giấy phép lái xe.
Về việc bị tạm giữ Giấy phép lái xe khi chạy quá tốc độ
Đối với lỗi chạy quá tốc độ 67/60 km/h tức là bạn vượt quá 7 km/h thì dù phương tiện tham gia giao thông của bạn là gì thì cũng chỉ áp dụng mức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe.
Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Do đó, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt.
Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe. Thời hạn tạm giữ bằng lái và các giấy tờ khác là 07 ngày từ ngày tạm giữ, trường hợp phức tạp không quá 30 ngày từ ngày tạm giữ.
Trường hợp bạn chạy xe quá tốc độ 60/67 km/h thì bạn bị tạm giữ bằng lái không quá 7 ngày kể từ ngày tạm giữ chứ không bị tạm giữ qua tết.
Về vấn đề nộp phạt qua đường bưu điện:
Căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”
Theo đó, người vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ được phép nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp Kho bạc Nhà nước nộp phạt rồi đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe. Tuy nhiên, việc nộp phạt qua bưu điện chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm giao thông chỉ bị phạt tiền.
Như vậy, lỗi vi phạm của bạn chỉ bị phạt tiền nên bạn có thể nộp phạt qua bưu điện. Bạn phải thực hiện theo quy trình sau:
+) Khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ, người vi phạm có thể đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản.
+) Đến thời hạn nộp phạt; bạn qua bưu điện gần nhất để đăng ký và gửi tiền phạt cũng như phí dịch vụ.
+) Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cũng như lấy lại giấy tờ từ cơ quan công an; chuyển đến tận nhà cho người vi phạm.
Thời gian nhận lại bằng lái xe tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 3 ngày.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, trường hợp bạn đã nộp phạt qua bưu điện thì tùy thuộc vào địa phương nơi bạn sinh sống mà bạn sẽ nhận lại bằng lái xe muộn nhất là 3 ngày kể từ khi hoàn tất thủ tục nộp tiền phạt.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thời điểm được nhận lại bằng lái xe khi đã nộp phạt qua bưu điện. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Bị thu giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông hay không?
- Không mang bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Nếu còn vướng mắc về Thời điểm được nhận lại bằng lái xe khi đã nộp phạt qua bưu điện, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp
- Hợp đồng vận tải hàng hóa có được ký kết bằng điện tử?
- Sang tên xe máy cùng tỉnh đối với trường hợp xe chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
- Mức phạt đối với người lái xe đồng thời là chủ xe khi chở hàng quá tải
- Đăng ký tạm thời xe ô tô hết hạn sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe 9 chỗ chở tối đa được bao nhiêu người