Ô tô gây tai nạn xong bỏ trốn bị phạt như thế nào
Con trai tôi 17 tuổi đi xe ô tô vượt quá tốc độ và đâm phải chị A sau đó, do quá hoảng loạn nên đã chạy trốn mà không đưa chị A đi bệnh viện. Theo tôi được biết chị A chỉ bị thương nhẹ. Vậy cho tôi hỏi trường hợp gây tai nạn nhưng không dừng lại thì bị xử phạt thế nào? Tổng mức phạt của cháu là bao nhiều? Cháu năm nay mới có 17 tuổi thì có phải nộp phạt không? Tôi là người đưa xe cho cháu điều khiển thì có phải nộp phạt không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc xử phạt lỗi gây tai nạn nhưng không dừng lại
Căn cứ theo Điểm b khoản 8 và Điểm đ Khoản 11 Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
““Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp của bạn bạn đi ô tô gây tai nạn và không dừng lại ở hiện trường thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 đến 07 tháng.
-->Điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông do không chú ý
Thứ hai, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người 17 tuổi
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 134. Nguyên tắc xử lý
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp con bạn 17 tuổi điều khiển xe ô tô gây tai nạn thì sẽ bị xử phạt tiền nhưng tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt đối với người thành niên. Do đó, lỗi 17 tuổi điều khiển xe ô tô gây tai nạn không dừng lại sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng và sẽ không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe do con bạn chưa có Giấy phép.
Thứ ba, xử phạt lỗi chưa đủ tuổi điều khiển xe ô tô
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
“b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”
Như vậy;người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Theo đó; người thiếu 2 tháng nữa là đủ 18 tuổi chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi để lái xe ô tô. Khi đó; căn cứ tại khoản 6 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt của người này như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
Theo đó; bạn năm nay 17 tuổi chưa đủ tuổi điều khiển xe ô tô mà điều khiển xe thì bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000. 000 đồng.
-->Mức phạt khi chưa đủ tuổi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông
Luật sư tư vấn về Giao thông: 19006172
Thứ tư, xử phạt lỗi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển
Căn cứ tại điểm h khoản 8 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô),Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng);”
Theo đó, con bạn mới 17 tuổi nhưng bạn đã giao xe ô tô cho con điều khiển thì trường hợp này bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Về lỗi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông do không chú ý quan sát
- Quy định hiện hành về thủ tục đăng kiểm đối với xe ô tô 5 chỗ
- Bằng lái xe hạng C hết hạn gần nửa năm và bị mất phải làm thế nào?
- Ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích từ 50 cm3 trở lên bị xử phạt thế nào?
- Điều khiển xe không chính chủ thì có bị phạt hay không?