Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường
Cho tôi hỏi cách phân biệt giữa hai lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và đi sai làn đường được quy định thế nào?
- Lỗi đè vạch kẻ đường của ô tô có bị tước bằng lái xe không?
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và vạch kẻ đường đối với xe ô tô
- Điều khiển xe máy không chấp hành vạch kẻ đường bị xử phạt thế nào?
Tư vấn luật giao thông:
Về vấn đề: Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vạch kẻ đường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì có thể hiểu:
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
Theo Điều 53 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT có thể phân loại vạch kẻ đường như sau:
* Dựa vào vị trí sử dụng thì có 2 loại là:
– Vạch trên mặt bằng (mặt đường, vạch dọc đường, ngang đường…) có màu trắng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt đường bằng.
Ví dụ như vạch chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau hay xác định ranh giới phần đường cấm… ( trừ một số vạch có màu vàng như vạch cấm dừng và đỗ xe)
– Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường, kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.
Ví dụ như vạch xác định các bộ phận thằng đúng của công trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt…
* Dựa vào phương pháp kẻ thì vạch kẻ đường có 3 loại là:
– Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường; như là vạch phân chia các làn đường cho từng loại xe tham gia giao thông.
– Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy như là vạch báo hiệu dừng lại hoặc vạch dành cho người đi bộ.
– Các loại vạch khác là các loại kí hiệu chữ hoặc hình thức khác như là vạch chỉ số hiệu đường hay vạch báo hiệu STOP
* Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường gồm:
Vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.
* Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau:
– Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;
– Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.
Như vậy, nếu người tham gia giao thông không tuân thủ vạch kẻ đường thì sẽ bị xử phạt với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, quy định về làn đường:
Theo Điều 3 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT quy định thì: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.
Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…
Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi “sai làn đường” và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trên đây là bìa viết của chúng tôi về vấn đề: Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Phân loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41/2016/BGTVT
Điều khiển xe ô tô vượt trên cầu hẹp có 1 làn đường thì có bị xử phạt không?
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.