Phù hiệu với xe chở khách hợp đồng theo quy định hiện hành
Em có xe chở khách theo hợp đồng thì có phải làm phù hiệu không ạ? Thủ tục như thế nào? Phù hiệu xanh với phù hiệu hồng thì loại nào chạy được 300 cây loại nào chạy dưới 300 cây. Nếu em chạy trên 300 cây mà không có loại phù hiệu tương ứng thì bị phạt như thế nào vậy ạ? Em cám ơn nhiều ạ!
- Cấp lại phù hiệu bị bong tróc mất chữ và hồ sơ như thế nào?
- Quy đinh về thời hạn sử dụng phù hiệu xe tải và phù hiệu xe nội bộ
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi xe chở khách hợp đồng của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phù hiệu với xe chở khách hợp đồng theo quy định hiện hành:
Điều 43 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định xe chở khách hợp đồng như sau:
“Điều 43. Quy định đối với xe ô tô kinh danh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch; việc xác định điểm đầu trùng lặp, điểm cuối trùng lặp của xe ô tô
8. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo quy định trên, xe chở khách hợp đồng cũng phải gắn phù hiệu.
Thứ hai, về thủ tục gắn phù hiệu cho xe chở khách hợp đồng:
Căn cứ Khoản 4 và Khoản 5 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về cấp phù hiệu đối với xe chở khách hợp đồng:
“Điều 22. Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
4. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
5. Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu
a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp công ty bạn muốn được cấp phù hiệu cho xe chở khách hợp đồng thì công ty bạn chuẩn bị Hồ sơ cấp phù hiệu như sau:
+) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định 10/2020/NĐ-CP
+) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký
Sau khi lập hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu thì công ty bạn phải đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp giấy phép kinh doanh cho công ty bạn để nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu.
Thứ ba, phân biệt phù hiệu xanh và phù hiệu hồng:
Căn cứ tại mục 4 PHỤ LỤC 21 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) về PHÙ HIỆU “XE HỢP ĐỒNG” quy định:
“4. Màu sắc của phù hiệu
a) Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly lớn hơn 300 km
Viền và chữ màu đỏ đậm, nền màu xanh nhạt có in chìm hình chiếc xe ô tô khách loại 24 ghế.
b) Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly đến 300 km
Viền và chữ màu xanh đậm, nền mầu hồng nhạt có in chìm hình chiếc xe ô tô khách loại 24 ghế.”
Như vậy, phân biệt phù hiệu xanh và phù hiệu hồng như sau:
- Đối với phù hiệu xanh sẽ sử dụng chạy ở cự ly lớn hơn 300 km.
- Đối với phù hiệu hồng sẽ sử dụng chạy ở cự ly dưới 300 km.
Tuy nhiên, hiện nay Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT đã hết hiệu lực theo đó quy định về màu sắc phù hiệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2029/TT-BGTVT. Theo thông tư mới này thì không còn quy định về việc màu sắc phù hiệu có hai loại màu xanh và màu hồng.
Thứ tư, xử phạt lỗi điều khiển xe chở khách hợp đồng có phù hiệu không phù hợp:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo đó, nếu điều khiển xe khách chở khách hợp đồng không có phù hiệu thì người điều khiển xe bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Thông thường sẽ áp dụng mức trung bình là 6.000.000 đồng.
– Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Trên đây là toàn bộ phần giải đáp về vấn đề phù hiệu với xe chở khách hợp đồng. Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Xe tải có biển Hà Nội có thể cấp phù hiệu tại Hà Nam không?
- Quy định về nhường đường cho xe đang lên dốc và mức phạt vi phạm
- Xe ô tô 16 chỗ chở công nhân viên có cần làm Giấy phép kinh doanh, gắn phù hiệu
- Xử phạt khi điều khiển xe hợp đồng có hành khách không có tên trong danh sách
- Thủ tục cấp phù hiệu xe tải năm 2023
- Lệ phí trước bạ và lệ phí đăng kí biển xe máy là bao nhiêu?