Quy định và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm với lệnh vận chuyển
Lệnh vận chuyển là gì? Nếu không có thì bị phạt như thế nào? Xin cảm ơn!
- Điều khiển xe ô tô chở hành khách bị phạt lỗi không có Lệnh vận chuyển
- Xử phạt lỗi xe khách không có lệnh vận chuyển và không đóng cửa lên xuống
- Xử phạt xe khách giường nằm không có lệnh vận chuyển
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Quy định và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm với lệnh vận chuyển; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về lệnh vận chuyển
Tại Điều 25 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định:
“Điều 25. Quy định về Lệnh vận chuyển
1. Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.”
Như vậy, lệnh vận chuyển là lệnh do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định sẵn của pháp luật cụ thể ở đây là theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của thông tư Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Ngoài những nội dung bắt buộc theo quy định mẫu của pháp luật thì các doanh nghiệp, hợp tác xã được phép bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị mình. Không những vậy các doanh nghiệp, hợp tác xã còn có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng, lưu trữ, lệnh vận chuyển đã được thực hiện trong vòng 1 năm.
Mức phạt đối với lỗi liên quan đến lệnh vận chuyển như sau:
Căn cứ điểm i khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;“
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định trên, người điều khiển ô tô chở khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận:
Vậy, lệnh vận chuyển là lệnh do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định của pháp luật hiện hành và có quyền bổ sung những nội dung hợp lý phục vụ cho đơn vị của mình. Đồng thời nếu không có lệnh vận chuyển người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trên đây là bài viết tư vấn cho vấn đề của bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Mức phạt với chủ xe trực tiếp điều khiển xe khách chở quá số người quy định?
- Xử phạt đối với lỗi dừng xe ở điểm đón,trả khách của xe buýt
Mọi thắc mắc xin liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.