19006172

Quy định về người điều hành kinh doanh vận tải bằng ô tô

Tôi muốn thành lập công ty kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và đồng thời làm người điều hành kinh doanh vận tải. Vậy, cho tôi biết cụ thể quy định về người điều hành kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được không? Trường hợp thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải được quy định như thế nào? Thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải trong bao lâu


Người điều hành kinh doanh vận tảiVấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về người điều hành vận tải

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì người điều hành kinh doanh vận tải được hiểu như sau:

10. Người điều hành vận tải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ bằng văn bản trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh vận tải“.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 11 quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải:

2. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;

b) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;

c) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải”.

Và tại Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP cũng quy định thêm về điều kiện của người điều hành kinh doanh vận tải như sau:

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên“.

Vậy nên, quy định về người điều hành kinh doanh vận tải bao gồm:

+) Phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên;

+) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;

+) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;

+) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Do đó, để có thể trở thành người điều hành kinh doanh vận tải, bạn cần đáp ứng tất cả những điều kiện trên.

-->Người điều hành vận tải của doanh nghiệp cần có điều kiện gì?

Thứ hai, quy định về điều kiện chung của doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP như sau:

+) Đơn vị phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

+) Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều Luật trên;

+) Đơn vị phải có lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng điều kiện tại khoản 3 Điều luật trên;

+) Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

+) Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

+) Về tổ chức, quản lý: Phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều Luật trên

Theo đó, khi bạn muốn kinh doanh vận tải trước hết cần đáp ứng được các điều kiện chung nêu trên. Đồng thời, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh vận tải mà bạn còn phải đáp ứng các yêu cầu tương ứng theo luật định.

-->Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thứ ba, hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)”.

Theo đó, để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bạn cần chuẩn bị:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Người điều hành kinh doanh vận tải

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, về vấn đề thời hạn của giấy phép kinh doanh vận tải

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó”.

Theo đó, giấy phép kinh doanh có giá trị trong vòng 07 năm, sau 07 năm thì giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị coi là hết hạn theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.

-->Quy định pháp luật về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải

luatannam