Đòi lại điện thoại bị cướp giật khi đã qua mua bán tại tiệm cầm đồ
Cách đây hai ngày tôi vừa bị giật điện thoại iPhone. Tôi đã làm đầy đủ thao tác bảo mật điện thoại và thông tin cá nhân như những người trước đây chia sẻ trên mạng. Ngay trong ngày hôm đó tôi nhận được hai cuộc gọi đến báo điện thoại của tôi bị người khác mang đi cầm đồ tại tiệm của họ. Sau đó họ hỏi tôi mật mã tài khoản iCloud và mật mã mở máy để xem tôi có phải là chủ nhân thật sự không. Đương nhiên tôi không cung cấp, tôi chỉ nói mong muốn chuộc lại nhưng nhất định họ không chịu hẹn gặp, có lẽ vì sợ công an vào cuộc. Vậy trong trường hợp này tôi phải làm gì?
- Có ý định trộm cắp tài sản bị bắt quả tang xử lý hình sự như thế nào?
- Hỏi về kiện đòi tài sản
- Thời gian giải quyết vụ án cướp tài sản
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về: Đòi lại điện thoại bị cướp giật khi đã qua mua bán tại tiệm cầm đồ, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn nhận được hai cuộc gọi đến báo điện thoại của bạn bị người khác mang đi cầm đồ tại tiệm của họ. Sau đó họ hỏi bạn mật mã tài khoản iCloud và mật mã mở máy để xem tôi có phải là chủ nhân thật sự không. Bạn không cung cấp tài khoản và chỉ nói mong muốn chuộc lại nhưng nhất định họ không chịu hẹn gặp. Có thể thấy rõ ràng người bên tiệm cầm đồ đã biết đây là tài sản do phạm tội mà có (vì họ đã gọi cho chủ điện thoại) nhưng họ vẫn cố tình không gặp mặt để cho bạn chuộc lại điện thoại vì sợ bạn báo công an. Vì thế có thể thấy đây là hành vi chứa chấp tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có nên người nhận cầm đồ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có thể trình báo sự việc bị cướp tài sản và việc điện thoại mình đang ở tiệm cầm đồ lên Cơ quan công an, Viện kiểm sát nơi bạn cư trú để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra về hành vi cướp tài sản và hành vi chứa chấp tài sản do phạm tội mà có. Khi trình báo sự việc thì bạn có thể kèm theo bằng chứng về tin nhắn, cuộc gọi với bên cầm đồ.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này thì người bên tiệm cầm đồ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điều 323 Bộ luật hình sự. Để có thể bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn cần trình báo sự việc lên Cơ quan công an hoặc Cơ quan Viện kiểm sát cấp huyện.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Đòi lại điện thoại bị cướp giật khi đã qua mua bán tại tiệm cầm đồ. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đe dọa qua điện thoại thì có thể phạm tội đe dọa giết người không
- Tư vấn về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự
- Túm tóc, lột đồ người khác nơi đông người thì phạm tội gì
- Giả danh người khác trên để gửi ảnh khiêu dâm tới người khác thì có phạm tội?
- Mức án cho Kẻ bắt cóc và giết bé 21 tháng tuổi?