Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình
Xin cho hỏi về vấn đề: Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình. Mỗi vùng miền có một tập quán hôn nhân và gia đình khác nhau, vậy pháp luật có công nhận tập quán này không?
- Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân
- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc và không vi phạm điều cấm của Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về việc áp dụng tập quán đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Nguyên tắc áp dụng tập quán:
Về nguyên tắc, tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Hôn nhân và gia đình năm 2014. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định của Hôn nhân và gia đình năm 2014. Thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng phải được tôn trọng và tuân thủ.
– Giải quyết vụ, việc về hôn nhân và gia đình khi áp dụng tập quán:
Theo Điều 3 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận (được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết) thì giải quyết như sau:
+ Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
+ Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của dân tộc thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc đồng thời tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định về hôn nhân và gia đình một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Đây là quy định tiến bộ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho những thế hệ mai sau, góp phần xóa bỏ những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn bài viết sau: Thủ tục cấp lại giấy đăng ký kết hôn
Mọi vấn đề vướng mắc về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đăng ký KT3 khi đang thế chấp nhà ở tại Ngân hàng thương mại
- Quyền yêu cầu thay đổi họ tên của con được nhận nuôi hợp pháp
- Xóa hộ khẩu sau khi chuyển nhượng nhà ở nhưng chưa tiến hành chuyển hộ khẩu
- Nhận em ruột của chồng cũ làm con nuôi có được không?
- Chưa có nhà ở có đăng ký thường trú ở Hà Nội được không?