Trung tâm tư vấn cho em hỏi, em và chồng em ly hôn được 7 tháng, 2 con của em Tòa quyết định cho em nuôi con và em cũng không cần trợ cấp của chồng em. Mà chồng em dẫn con gái của em 5 tuổi đi không cho em giữ lại con của mình. Anh ta còn hù dọa đòi rạch mặt em và tạt axit em nên em rất sợ trong khi chồng em nghiện ma túy đá nên xin giúp cho em làm như thế nào để được thoải mái nuôi con, em có thể hạn chế quyền thăm con của chồng không? Em xin cảm ơn.
- Làm thế nào khi bị ngăn cản quyền thăm nom con sau ly hôn?
- Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn?
- Sau khi ly hôn, vợ không cho thăm con
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy pháp luật quy định chồng bạn có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Nếu chồng bạn lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của chồng bạn. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 82: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
3. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Theo đó, bạn có thể căn cứ vào quy định chồng bạn đã lạm dụng việc thăm nom con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn. Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 1900 6172
+) Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con (theo mẫu tại tòa);
+) Bản án ly hôn (bản chính hoặc trích lục);
+) Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
+) Chứng cứ chứng minh việc chồng bạn lạm dụng quyền thăm nom con để gây cản trở, làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn?
Phải làm gì khi chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng?
Mọi vấn đề vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.