Hủy việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép
Xin cho hỏi về vấn đề: Hủy việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép. Năm 2015 tôi kết hôn nhưng việc kết hôn của tôi và chồng là do cả 2 chúng tôi bị gia đình bắt ép. Bây giờ tôi muốn ly hôn nhưng lại e ngại lý do ly hôn là bị bố mẹ bắt ép thì ra tòa bố mẹ tôi lại bị xử lý về hành vi bắt ép đó. Vậy tôi phải làm thế nào để tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Có được tách khẩu trước khi ly hôn không?
- Chồng đang đi tù thì đi ly hôn ở đâu?
- Ly hôn khi không đăng ký kết hôn
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình thì một trong các điều kiện để có thể kết hôn là nam và nữ phải tự nguyện quyết định:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Theo như thông tin bạn trình bày, việc bạn và chồng kết hôn không do sự tự do ý chí của cả hai bên mà do sự cưỡng ép của hai bên gia đình. Trong đó, các hành vi cưỡng ép là những hành vi được xác định thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP :” Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ…”. Nếu gia đình bạn có những hành vi theo quy định vừa nêu thì việc kết hôn của các bạn được xác định là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình trên đây, đồng thời hành vi cưỡng ép kết hôn thuộc một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật này: “b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;“, thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 trên đây.
Đối với trường hợp của bạn, bạn và chồng nếu tại thời điểm hiện tại vẫn không tự nguyện chung sống với nhau thì có thể làm thủ tục để yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình: “1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Hướng dẫn thủ tục yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật này, khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn; tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.”
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó, bạn cần chuẩn bị:
– Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
– Chứng cứ chứng minh việc kết hôn bị cưỡng ép
Việc bố mẹ, gia đình 2 bên cưỡng ép hai bạn kết hôn là không đúng quy định pháp luật về hôn nhận gia đình và sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này.
Trường hợp hành vi cưỡng ép của gia đình không thuộc các hành vi cưỡng ép theo quy định pháp luật đã nêu trên hoặc bạn không có chứng cứ chứng minh về việc bị cưỡng ép thì bạn và chồng có thể làm thủ tục ly hôn đồng thuận để được giải quyết ly hôn.
Mọi vấn đề còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc tôi có thể ly hôn được không?
- Sau khi ly hôn thì có Bản án hay Quyết định của Tòa Án không
- Đăng ký giấy khai sinh cho con có cần chữ ký của cha bé
- Có được ủy quyền nộp đơn ly hôn khi đang ở nước ngoài không?
- Không ghi tên cha vào giấy khai sinh của con có được không?