Thưa Luật sư, khi sinh con mà chưa đăng ký kết hôn thì đứa trẻ sinh ra có đủ điều kiện để làm các giấy tờ như giấy khai sinh không ? Trong trường hợp chưa có giấy đăng ký kết hôn, người đi khai sinh cho trẻ là bố và không có mặt mẹ thì thủ tục có phức tạp không ?
Đăng ký khai sinh cho con theo họ cha khi chưa đăng ký kết hôn
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến gọi ngay: 1900.6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Căn Cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
“2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.” Cụ thể:
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 8 điều 4 của Luật hộ tịch.
Theo đó, lúc này, chồng của bạn sẽ điền thông tin vào tờ khai nhận con, và đồng thời xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.
Như vậy, theo các quy định trên thì thủ tục khai sinh cho con không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ cho nên bạn có thể đăng ký khai sinh cho con. Khi khai sinh thì theo quy định của Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục nhận con thì con mới được mang họ cha.
Nếu chồng bạn có yêu cầu được nhận cha, con thì thủ tục được thực hiện như sau tại điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
“Điều 12. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”
Vì bạn và cha của con bạn chưa kết hôn, vì vậy, trong trường hợp này, chồng bạn cần phải thực hiện đồng thời thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trong trường hợp thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con thì các bên phải có mặt. Vì vậy, lúc đăng ký khai sinh cho con cũng như việc nhận cha cho con thì bạn không được phép vắng mặt trong trường họp này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6172 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn
--> Điều kiện nhận con nuôi đối với người đang độc thân
- Quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi tại tỉnh Bắc Ninh
- Quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng bị vợ mang đi
- Chồng tự ý bán đất là tài sản chung của vợ chồng
- Tách sổ hộ khẩu chung khi chưa có nhà ở xây dựng trên đất
- Phụ nữ đang mang thai thì có được nhận nuôi con nuôi không?