19006172

Khi ly hôn thì quyền nuôi con trên 3 tuổi thuộc về ai?

Xin chào anh, chị. Chồng em đánh em rất nhiều lần nên em muốn ly hôn có được không và nếu được thì em phải nộp những gì lên tòa án. Em còn muốn có quyền nuôi con, con em năm nay 38 tháng tuổi. Em nhờ anh chị tư vấn giúp em được không ạ. Em xin cảm ơn. 



Tư vấn Hôn nhân gia đình:Quyền nuôi con trên 3 tuổi

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnTrường hợp bạn hỏi quyền nuôi con trên 3 tuổi; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;”

Như vậy, khi có căn cứ chồng bạn có hành vi đánh đập bạn làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn có quyền yêu cầu ly hôn. Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú:

+) Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương;

+) Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+) Chứng minh nhân dân của bạn (bản sao, chứng thực);

+) Giấy khai sinh của các con nếu có con (bản sao, chứng thực);

+) Sổ hộ khẩu (bản sao, chứng thực);

+) Giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có tài sản chung cần chia).

Thứ hai, về quyền nuôi con, theo thông tin bạn cung cấp con bạn năm nay trên 3 tuổi

Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con“.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Theo quy định trên, con bạn trên 36 tháng tuổi nên bạn không có quyền ưu tiên nuôi con. Do đó, đầu tiên, vợ, chồng tự thỏa thuận về người nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Vì vậy, để dành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh về các điều kiện sau:

+) Điều kiện về kinh tế: mức thu nhập ổn định;

+) Điều kiện về phẩm chất đạo đức: phẩm chất đạo đức tốt; 

+) Điều kiện về tinh thần: có thời gian chăm sóc con…

Theo đó, khi giải quyết ly hôn bạn cần đưa ra những chứng cứ thuyết phục hơn chồng bạn thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Ly hôn đơn phương khi không có chứng minh thư của chồng

Chia tài sản hình thành trong thời kỳ ly thân

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về quyền nuôi con trên 3 tuổi; xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam