Luật sư cho tôi hỏi là tôi đã nộp đơn li hôn đơn phương và đóng phí, nhưng lúc tòa gọi lên mà tôi không lên và tòa kêu tôi làm đơn rút hồ sơ li hôn về, từ lúc tôi rút đến giờ mới được hơn 6 tháng, và giờ tôi muốn nộp đơn lần 2 thì có được không?
- Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi vợ đi xuất khẩu lao động
- Thời điểm có hiệu lực của bản án ly hôn
- Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm khi ly hôn
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, trường hợp của bạn hỏi về nộp đơn ly hôn; chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
“c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;”
Theo đó, trong trường hợp của bạn, sau khi thụ lý đơn khởi kiện mà bạn rút đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Bên cạnh đó, căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại”.
Như vậy, theo quy định trên, về nguyên tắc khi sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Tòa án sẽ không thụ lý mà trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện theo khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;”
Như vậy, theo quy định trên, đối với vấn đề yêu cầu ly hôn thì bạn vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện lại. Bên cạnh đó, cũng không có quy định về sau bao lâu sẽ được phép nộp lại đơn khởi kiện lại. Do đó, khi có nhu cầu, bạn có thể nộp đơn ly hôn ra Tòa án.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Mọi vấn đề vướng mắc về nộp đơn ly hôn; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Các trường hợp người nước ngoài được nhận con nuôi tại Việt Nam
- Yêu cầu xác định cha ruột cho con khi thông qua giám định ADN
- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
- Đăng ký kết hôn nhưng chưa tổ chức đám cưới có phải viết đơn ly hôn?
- Ủy quyền xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong nước