Ở chung với bố mẹ chồng có được chia tài sản sau khi ly hôn
Xin cho hỏi về vấn đề: Ở chung với bố mẹ chồng có được chia tài sản sau khi ly hôn. Em lấy chồng từ năm 18 tuổi, đến nay được 3 năm. Vợ chồng em có một đứa con gần 3 tuổi do em có thai trước khi cưới. Vì vợ chồng em còn ít tuổi cũng chưa có công ăn việc làm ổn định nên cùng chung sống với gia đình chồng. Trong thời gian đó, bố mẹ chồng em và vợ chồng em chung vốn vào xây một căn nhà 3 tầng đứng tên bố mẹ chồng em. Do sống không hợp nhau nên bây giờ em muốn ly hôn, vậy em có được chia căn nhà hiện bố mẹ chồng em và vợ chồng em đang ở không? Con của em chưa được 3 tuổi thì có được gì không?
Bài viết liên quan:
- Hồ sơ và án phí đơn phương ly hôn trong trường hợp tranh chấp tài sản
- Chia tài sản khi ly hôn
- Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về ở chung với bố mẹ chồng, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Trường hợp vợ chồng bạn sống chung với gia đình chồng, trong quá trình xây dựng nhà cửa có đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình đó thì đó không được tính là tài sản chung của mỗi mình vợ chồng bạn mà có sự trộn lẫn cả tài sản của bố mẹ chồng bạn nữa.
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định đối với trường hợp chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình, theo đó, người vợ vẫn được chia một phần tài sản tương xứng với giá trị đóng góp vào quá trình tạo lập tài sản (Điều 61):
“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Về quyền lợi của con bạn, Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Điều 116 quy định về mức cấp dưỡng “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy con của bạn sẽ được chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Mọi vấn đề còn vướng mắc xin vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đang chung sống như vợ chồng có được đăng ký kết hôn với người khác?
Chưa đủ tuổi kết hôn thì có bị từ chối đăng ký kết hôn không?
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về Ở chung với bố mẹ chồng, xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Ly hôn khi chồng chung sống như vợ chồng với người khác
- Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Nghĩa vụ cấp dưỡng khi con được người khác nhận làm con nuôi hợp pháp
- Làm con nuôi của hai người cùng một lúc có được không?