19006172

Quyền nuôi con sau khi ly hôn của vợ

Quyền nuôi con sau khi ly hôn của vợ

Vợ chồng tôi kết hôn được 3 năm và có 1 bé gái gần 2 tuổi. Hiện tại tôi đang làm việc tại một công ty được hơn 1 năm, công việc của tôi rất tốt. Nhưng gia đình tôi đang có mâu thuẫn, chồng tôi làm kinh doanh tự do nên lúc nào cũng nghĩ ngợi linh tinh rồi kêu tôi là đi ngoại tình, suốt ngày chửi bới vợ con thậm chí còn chửi cả bên ngoại nhà tôi. Tôi rất uất ức nhưng vẫn nhịn nhục vì con. Hiện tại tôi đã mang thai được 4 tháng nhưng không thương tiếc anh đã đánh tôi 02 lần vì ghen tuông linh tinh. Tôi thương con nên chưa có ý định ly hôn.Giờ chồng muốn ly hôn nhưng chồng tôi dọa đòi nuôi con gái lớn rồi kêu đưa ra Tòa để giải quyết. Cho tôi hỏi nếu ra Tòa thì quyền nuôi con của tôi có được bảo đảm không vì rất thương con và không muốn con sống trong môi trường suốt ngày bị đánh chửi.


Bài viết liên quan:


Quyền nuôi conTư vấn Hôn nhân và Gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, trường hợp của bạn hỏi về quyền nuôi con; chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định của pháp luật, con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng…

Như vậy, trong tình huống này, cả 02 con của bạn đều dưới 36 tháng tuổi và bạn có công việc rất tốt chứng minh bạn có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng hai cháu nên việc nuôi con sẽ ưu tiên cho bạn.

Quyền nuôi con

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Tuy nhiên, hiện tại bạn đang có thai 4 tháng nên căn cứ Khoản 3 Điều 51 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” Do đó, trong trường hợp này chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn và nếu nộp đơn thì Tòa án sẽ ra quyết định bác đơn khởi kiện. Còn nếu trường hợp bạn muốn ly hôn thì bạn có thể trực tiếp viết đơn và gửi đơn lên Tòa  để Tòa án giải quyết theo thủ tục.

Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết: Đang mang thai có quyền yêu cầu ly hôn không?

Mọi vấn đề vướng mắc về quyền nuôi con; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam