19006172

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Tôi và vợ của tôi cưới nhau đầu năm 2014 đến cuối năm 2014 thì chúng tôi có 1 bé trai.Trong quá trình sinh sống tôi đã làm điều sai trái nên dẫn đến ly hôn. Tháng 9/2016 TP Huế giải quyết ly hôn. Hiện tại tôi không biết con tôi đang sống ở đâu, sống ra sao, học hành thế nào. Ngay cả cuộc nói chuyện điện thoại với con cũng không được.

Tôi không gửi tiền cho con nhưng tháng nào tôi cũng dành dụm tiền để sau này cho nó, ba mẹ tôi lâu lâu cũng gửi tiền cho cháu. Vậy xin cho tôi hỏi luật sư giờ tôi phải làm sao. Vợ tôi không cho tôi biết địa chỉ,học hành, cho tôi 1 tháng chỉ được gặp con 1 lần. Ngay việc con tôi bị ốm vợ tôi cũng không báo tôi biết. Như vậy có đúng với luật không và việc tôi không chu cấp cho con tôi thì sao. Tôi xin được sự tư vấn của luật sư.  



Tư vấn Hôn nhân gia đình:quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Với vấn đề quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về việc trông nom, chăm sóc con sau khi ly hôn:

Căn cứ quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Như vậy, sau khi ly hôn bạn không trực tiếp nuôi con nhưng vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Trường hợp này vợ bạn vẫn cho bạn thăm nom con 1 tháng đến thăm con 1 lần nhưng không cho bạn biết rõ địa chỉ nơi ở, nơi học để bạn chủ động đến thăm con là không đúng quy định pháp luật. Được coi là cản trở quyền thăm nom con của bạn.

Về hành vi cản trở quyền thăm nom con:

Căn cứ quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 53: Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Như vậy, nếu vợ bạn có hành vi ngăn cản quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Thứ hai, về nghĩa vụ cấp dưỡng:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Như vậy, bạn không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 

quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Căn cứ Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 52: Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;”

Như vậy, nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi về quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về quyền thăm nom con sau khi ly hôn tại bài viết:

Làm thế nào khi bị ngăn cản quyền thăm nom con sau ly hôn?

Quy định về mức và phương thức cấp dưỡng sau khi ly hôn?

Trên đây là quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam