Sau khi ly hôn có phải trả nợ cho chồng
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Sau khi ly hôn có phải trả nợ cho chồng. Năm 2012 vợ chồng tôi xây nhà, chồng tôi có đứng tên ra vay người quen 500 triệu đồng, lãi suất 1 triệu/tháng. Đến nay vợ chồng tôi muốn ly hôn nhưng khoản nợ đó vẫn chưa trả được. Vậy khi ly hôn xong tôi có phải trả số nợ đứng tên chồng tôi đó hay không? Mong anh/chị tư vấn giúp tôi.
Bài viết liên quan:
- Đất đứng tên bố mẹ chồng có được chia khi ly hôn?
- Ở chung với bố mẹ chồng có được chia tài sản sau khi ly hôn?
- Chia tài sản khi ly hôn
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp về sau khi ly hôn có phải trả nợ cho chồng, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây:
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Cụ thể:
a. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:
– Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
– Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung, khi đó giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện theo ý định, mong muốn của cả hai vợ chồng. Tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh hai vợ chồng cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quan hệ tài sản.
– Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp này được áp dụng khi tài sản liên quan đến nhà đất, động sản phải đăng ký…mà chỉ có tên vợ hoặc chồng, nhưng đó là tài sản chung của 2 người. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung này đều do hai vợ chồng chịu trách nhiệm.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
b) Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng sau đây:
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện giao dịch dân sự như liên quan đến tài sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản… thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch đó.
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Ví dụ như trường hợp con chưa thành niên mà không có tài sản riêng gây thiệt hại và phải bồi thường thì cha mẹ cùng phải chịu trách nhiệm vì trong trường hợp này cha mẹ là người giám hộ của con.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Những trường hợp trên, những giao dịch về tài sản đó thì vợ chồng đều có nghĩa vụ chung và chịu trách nhiệm liên đới về tài sản.
Căn cứ theo Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn:
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Như vậy
Trường hợp vợ chồng bạn đã ly hôn nhưng bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của vợ chồng bạn vay xây nhà với người thứ ba. Vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận phương thức trả nợ với người thứ ba hoặc nhờ Tòa án giải quyết.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Sau khi ly hôn có phải trả nợ cho chồng không?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn
Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất năm 2016
Mọi vấn đề vướng mắc về trả nợ cho chồng sau khi ly hôn, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
- Tiến hành nhập khẩu tại Hà Nội khi người đứng tên chủ hộ đã qua đời
- Mẹ giành quyền nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi
- Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
- Nhận con nuôi làm con riêng khi vợ không đồng ý nhận nuôi