Thay đổi thỏa thuận khi thuận tình ly hôn
Xin chào quý công ty! Tôi có một số thắc mắc về việc ly hôn của anh trai tôi, mong quý công ty giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Vợ chồng anh trai tôi thường trú khác quận/huyện nhưng cùng thành phố Hà Nội. Ban đầu 2 người đã đồng thuận ký vào đơn nộp ra tòa nơi anh trai tôi thường trú. Tòa đã nhận đơn thụ lý, đến lúc xử lý quyền nuôi con thì chị dâu tôi thay đổi thỏa thuận khi thuận tình ly hôn, không đưa cháu tới, không đến tòa và không đồng ý việc ly hôn nữa.
Anh trai tôi có trao đổi với tòa ở nơi cư trú thì nhận được thông tin là vụ việc này tòa không giải quyết được nữa, cần rút đơn về. Tôi cũng không hiểu luật pháp quy định kiểu gì? Mong quý công ty giải đáp giúp và đưa ra hướng giải pháp cụ thể giúp đỡ gia đình để a trai tôi được ly hôn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Rút đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được không?
- Nộp đơn ly hôn lần 2 sau khi đã rút đơn
- Thời điểm có hiệu lực của bản án ly hôn
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về thay đổi thỏa thuận khi thuận tình ly hôn; chúng tôi trả lời cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, 2 vợ chồng anh/chị bạn thuận tình ly hôn nhưng sau đó vợ của anh bạn thay đổi ý kiến: không đồng ý ly hôn, không đến Tòa, không đưa con tới Tòa. Như vậy, có thể thấy trường hợp này các đương sự không thỏa thuận được về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Về thủ tục công nhận thuận tình ly hôn:
Căn cứ Khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.”
Như vậy, trường hợp này; Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con; chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án; không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.
Đây là một trong những điểm mới trong thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn:
Trước đây, theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong quá trình giải quyết loại việc này; nếu một hoặc các bên đương sự có thay đổi thỏa thuận (một phần hoặc toàn bộ); nhưng không thoả thuận được về vấn đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp; thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; đương sự nếu có yêu cầu Toà án giải quyết thì phải khởi kiện vụ án theo thủ tục chung (phải làm đơn, cung cấp tài liệu chứng cứ, tạm ứng án phí …) hoàn toàn là các bước của một vụ án mới.
Nay, theo quy định trên cùng với việc đình chỉ việc công nhận thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục chung theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán.
Theo đó:
Trường hợp này; Tòa án nói anh của bạn cần rút đơn về và không giải quyết được nữa là không đúng quy định. Theo quy định; Tòa án cần đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết theo thủ tục chung. Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết tiếp theo thủ tục vụ án; các đương sự không phải nộp lại đơn khởi kiện hay cung cấp lại chứng cứ từ đầu. Điều này giúp cho Nhà nước và người dân tránh lãng phí được thời gian; công sức, tạo hiệu quả tốt hơn về mặt tố tụng.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Khi đó, căn cứ Khoản 1 Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;”
Như vậy, khi chuyển thành vụ án ly hôn; nếu vợ bạn được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt.
Kết luận:
Tòa án trả lời như vậy là không đúng quy định. Trường hợp thuận tình ly hôn; nhưng trong quá trình giải quyết một trong các bên đương sự thay đổi thỏa thuận; thì Tòa án đình chỉ việc công nhận thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con; chia tài sản khi ly hôn; thì Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục chung theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn
Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất năm 2016
Nếu trong quá trình giải quyết; có vấn đề gì vướng mắc về thay đổi thỏa thuận khi thuận tình ly hôn; quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được hỗ trợ tư vấn.