Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả của nó
Do gia đình ép buộc nên tôi kết hôn với một người mà tôi không yêu, cuộc sống gia đình sau này không hạnh phúc. Tôi được biết nếu bị ép buộc kết hôn thì có thể hủy việc kết hôn này được. Tư vấn An Nam cho tôi hỏi ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn và hậu quả của việc hủy kết hôn là gì.
Bài viết liên quan:
- Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Hủy việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép
- Hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý
Tư vấn Hôn nhân gia đình
Trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này“.
Như vậy, kết hôn trái pháp luật là trường hợp vi phạm quy định tại Điều luật trên như chưa đủ tuổi kết hôn, không tự nguyện kết hôn (bị cưỡng ép, lừa dối…), người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn hay kết hôn thuộc vào trường hợp cấm kết hôn.
Căn cứ và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Vậy nên, bạn có thể tự mình hoặc nhờ cá nhân, cơ quan được quy định tại Khoản 2 nêu trên yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Bên cạnh đó, hậu quả của việc hủy Kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”
Bạn vui lòng tham khảo chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con sau khi hủy kết hôn trái pháp luật tại bài viết: Quyền nuôi con khi ly hôn
Hoặc có thể tham khảo về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên sau khi hủy kết hôn trái pháp luật tại bài viết: Giải quyết tài sản khi ly hôn mà không đăng ký kết hôn
Nếu trong quá trình giải quyết việc ly hôn, nếu có vấn đề gì vướng mắc về chia tài sản sau khi ly hôn quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được hỗ trợ tư vấn.
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Tảo hôn và mức phạt khi tảo hôn
- Xác định tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân
- Xin trích lục giấy khai sinh khi đã khai sinh tại lãnh sự quán Việt Nam
- Quyền xác định lại dân tộc cho con sau khi tiến hành nhận con nuôi