Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai
Em năm nay 29 tuổi đang làm tại công ty điện tử Jntc Vina thuộc tỉnh Phú Thọ. Em vào công ty 25/02/2016 thì 25/3/2016 kí hợp đồng. Em cũng vừa kí lại hợp đồng 1 năm đến 24/3/2018 mới hết hạn hợp đồng. Ngày 14/10/2017 công ty gửi văn bản xuống đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với em; nói là không đủ năng lực làm việc (xếp loại D 02 tháng). Tháng 9 em đăng bài trên trang cá nhân của mình. Công ty gọi lên yêu cầu gỡ bài xuống vì làm xấu hình ảnh của công ty; em đã gỡ bài ngay sau đó. Tháng 8 em không làm gì để bị xếp loại D.
Em đã gọi điện thắc mắc cả quản lý và tổ trưởng nhưng trả lời đùn đẩy không chịu trách nhiệm. Đến thời điểm này em có bầu được 5 tháng và 14/11/2017 này em chính thức nghỉ việc. Vậy cho em hỏi công ty như vậy có sai không khi em đang bầu và vẫn còn hạn hợp đồng chưa hết. Em nghỉ trước khi sinh như thế là 4 tháng liệu có được hưởng chế độ thai sản không? Mong giúp đỡ em!
- Chấm dứt HĐLĐ khi lao động nữ mang thai hết hạn hợp đồng
- Lao động nữ khi mang thai có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
- Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai
Căn cứ Khoản 3, Điều 155 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; mang thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Theo đó, người sử dụng lao động chỉ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các căn cứ tại Khoản 1, Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;”
Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 hướng dẫn cụ thể về trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động như sau:
“Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.
Như vậy, công ty không được lấy lý do mang thai để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động thì công ty vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Công ty phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp; làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do công ty ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ thai
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.
Theo đó, bạn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con mà 12 tháng trước sinh bạn đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Bạn vui lòng căn cứ quy định này để xác định mình có đủ điều kiện hưởng thai sản hay không.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 3/2016 đến tháng 11/2017 và hiện tại đã mang bầu được 5 tháng nên bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
– Công ty không được lấy lý do mang thai để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng, nếu bạn thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động thì công ty vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn.
– Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện để viên chức được giảm mức đền bù chi phí đào tạo
- Người 17 tuổi có được ký kết hợp đồng lao động không?
- Số ngày nghỉ phép khi làm trong môi trường độc hại năm 2023
- Thủ tục thông báo tình hình sử dụng lao động 02 lần/năm
- Trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn