Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi sáp nhập công ty
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi trước đây tôi làm việc tại công ty giày da được 2 năm nhưng sau đó công ty này sáp nhập vào một công ty khác nhưng tôi vẫn tiếp tục làm việc được thêm 3 năm. Như vậy cho tôi hỏi trường hợp này khi tôi nghỉ việc thì chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào và thời hạn chi trả trong vòng bao nhiêu ngày? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Thời gian ngừng việc có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc
- Bị sa thải có được nhận trợ cấp thôi việc hay không?
- Điều kiện và thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về vấn đề chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi sáp nhập công ty; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trợ cấp thôi việc khi sáp nhập công ty:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Như vậy:
Theo quy định trên thì đối với trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; trước đây bạn làm việc tại công ty giày da được 2 năm nhưng sau đó công ty này sáp nhập vào một công ty khác nhưng bạn vẫn tiếp tục làm việc được thêm 3 năm. Do đó, khi bạn nghỉ việc thì trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (tùy từng trường hợp) của bạn sẽ do công ty sau khi sáp nhập chi trả cho cả thời gian làm việc tại công ty hai công ty. Tuy nhiên, do bạn chỉ hỏi về trợ cấp thôi việc nên trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn trong việc phân tích về chế độ trợ cấp thôi việc.
Thứ hai, về cách tính trợ cấp thôi việc
Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Căn cứ theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về cách tính trợ cấp thôi việc tại điểm c khoản 3 Điều 14 như sau:
“c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc”.
Như vậy:
- Về cách tính: Khi người lao động làm đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm sẽ được hưởng 0.5 tháng tiền lương. Trường hợp lẻ từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm và được hưởng thêm 0.25 tháng tiền lương; nếu lẻ từ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc và được hưởng thêm 0.5 tháng tiền lương.
- Về thời gian hưởng trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc thực tế – (thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp + thời gian đã chi trả trợ cấp thôi việc).
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Thứ ba, thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:
“5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.”
Như vậy theo quy định trên thì công ty sẽ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi sáp nhập công ty. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Cách tính tiền hưởng trợ cấp thôi việc
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập sổ quản lý lao động không?
- Công ty báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ có tính ngày nghỉ lễ?
- Thời hạn giải ngân tiền hỗ trợ cho công ty vay vốn do dịch bệnh Covid
- Chưa hết hợp đồng mà nghỉ việc thì cần chuẩn bị thủ tục gì?
- Người lao động có phải trả lại tiền phép năm đã nghỉ do chấm dứt hợp đồng?