Tôi xin tư vấn trường hợp của tôi như sau: Ngày 1/2/2011 tôi bắt đầu làm việc cho công ty với mức lương theo thỏa thuận là 15 triệu đồng và là lương thực nhận (có nghĩa là công ty tham gia bảo hiểm cho tôi) đến nay tôi đã làm việc cho công ty được 6 năm, hàng năm công ty có xét tăng lương và vẫn cộng vào lương thực nhận cho tôi. Nhưng ngày hôm qua 19/1/2017 tôi được nhân sự thông báo mức lương của tôi từ 1/1/ 2017 vẫn là mức lương cũ nhưng thay đổi cách tính và tôi tự trả bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp. Hợp đồng lao động của tôi được ký không thời hạn từ năm 2014 đến nay, và hàng năm tăng lương có phụ lục hợp đồng đính kèm. Vậy cho tôi hỏi: nếu tôi không đồng ý với điều kiện mà công ty đưa ra thì tôi cần làm những gì để có được sự bảo vệ của luật lao động? Tôi xin cám ơn!
- Công ty truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội
- Cách kiểm tra công ty có đóng bảo hiểm xã hội không?
- Phụ cấp nào tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 3 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng áp dụng như sau:
” 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Theo đó người lao động tham gia hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, do đó trường hợp bạn đã ký hợp đồng không xác định thời hạn với công thì công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho bạn.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp công ty không tham gia bảo hiểm cho bạn mà bắt bạn phải tự đóng tiền bảo hiểm là không đúng quy định của pháp luật. Khi đó, công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Và để tìm hiểu cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt thế nào?
Để bảo đảm quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại tới Giám đốc của công ty hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty bạn có trụ sở.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm trường hợp nghỉ việc tại bài viết sau:
Làm thế nào khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội?
Tự đóng bảo hiểm xã hội khi công ty không đóng cho nhân viên
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hợp đồng cho thuê lại lao động có bắt buộc phải lập thành văn bản?
- Công ty có được yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy lao động?
- Quyền lợi của người lao động khi làm thêm vào ngày chủ nhật
- Danh mục công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của lao động nữ
- Hộ kinh doanh cá thể có phải ký hợp đồng với người làm việc cho mình?