Doanh nghiệp không trả tiền lương đúng hạn cho người lao động
Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi là chủ doanh nghiệp. Tôi có chút chuyện nên không trả tiền lương đúng hạn cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng. Không biết như thế có vấn đề gì hay không? Xin cảm ơn tổng đài!
- Tiền lương của người lao động khi làm công việc khác so với hợp đồng
- Ngày nghỉ hằng năm và tiền lương làm căn cứ trả cho những ngày nghỉ hằng năm
- Trả lương khi người lao động không đồng ý tiếp tục tạm chuyển công việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề doanh nghiệp không trả tiền lương đúng hạn cho người lao động; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 96 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Nguyên tắc trả lương
1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai; hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại; nơi doanh nghiệp; cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp bạn đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì được trả chậm nhưng không quá 01 tháng.
Khi đó, doanh nghiệp bạn có thể phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm. Cụ thể như sau:
– Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày: thì không phải trả thêm;
– Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên: thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Các trường hợp khác mà doanh nghiệp bạn không trả tiền lương đúng hạn cho người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vấn đề này bạn vui lòng tham khảo bài viết: Công ty trả lương không đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Công ty có phải chi trả lương trong thời gian người lao động thử việc?
Ngừng việc có được trả lương và đóng bảo hiểm không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm việc dưới 12 tháng có được nghỉ hằng năm không?
- Bồi thường chi phí đào tạo nghề khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Mới vào công ty làm việc có được khám sức khỏe định kỳ không?
- Trợ cấp thôi việc có được áp dụng đối với NLĐ nước ngoài khi nghỉ việc?
- Người có thẩm quyền ký quyết định sa thải của người lao động