Trả lương khi người lao động không đồng ý tiếp tục tạm chuyển công việc
Do sự cố về điện nước mà công ty tôi phải chuyển 6 công nhân sang làm công việc khác so với hợp đồng. Nay đã hết 60 ngày làm việc cộng dồn trong năm mà công ty vẫn chưa khắc phục xong sự cố để bộ phận đó sản xuất trở lại. Có 3 công nhân trong số đó không đồng ý tiếp tục tạm chuyển công việc. Vậy công ty sẽ phải xử trí trường hợp này như thế nào? Xin cảm ơn!
- Công ty tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
- Cách tính lương khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
- Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề trả lương khi người lao động không đồng ý tiếp tục tạm chuyển công việc; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm; nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động”.
Dẫn chiếu tới quy định tại Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;”
Như vậy, khi công ty đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
Nếu người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà phải ngừng việc thì công ty bạn phải trả lương ngừng việc. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Tóm lại, nếu người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà phải ngừng việc thì công ty bạn phải trả lương ngừng việc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tiền lương của người lao động khi làm công việc khác so với hợp đồng
Thời hạn điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian thử việc có bị trừ tiền lương để đóng BHXH hay không?
- Người lao động phải nghỉ việc do mẹ chồng mất có được hưởng lương?
- Tiền lương tăng ca bao gồm tiền phụ cấp, trợ cấp hay không?
- Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương
- Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng nghỉ giữa giờ tính lương như thế nào?