Không nhận lao động nữ quay trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi tôi có thỏa thuận với bên công ty là tạm hoãn thực hiện hợp đồng vì trong thời gian mang thai sức khỏe của tôi yếu cần nghỉ để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng hết thời gian tạm hoãn hợp đồng tôi có quay trở lại làm việc thì công ty không nhận tôi vào làm việc nữa như vậy có đúng không? Tôi xin cảm ơn.
- Công ty không nhận lại NLĐ khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng
- Chế độ nghỉ phép năm sau thời gian nghỉ tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng
- Sau một năm tạm hoãn hợp đồng thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề không nhận lao động nữ quay trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Trong thời gian mang thai sức khỏe của bạn yếu cần nghỉ để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ và bạn đã thỏa thuận với bên công ty tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là đúng quy định.
Thứ hai, nhận lại người lao động khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”
Như vậy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn có thỏa thuận với bên công ty là tạm hoãn thực hiện hợp đồng vì trong thời gian mang thai sức khỏe của bạn yếu cần nghỉ để dưỡng thai. Nhưng hết thời gian tạm hoãn hợp đồng bạn có quay lại làm việc thì công ty không nhận bạn vào làm việc là không đúng quy định.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng người sử dụng lao động có nghĩa vụ nhận lại người lao động quay trở lại làm việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề không nhận lao động nữ quay trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Người lao động không trở lại sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp có thời hạn không?
- Quyền tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ đang mang thai
- NLĐ có được truy lĩnh tiền lương khi hợp đồng lao động bị vô hiệu?
- Công ty kí hợp đồng đào tạo nghề sau khi kết thúc thử việc có đúng không?
- Người lao động làm việc chưa đủ năm có được nghỉ phép không?