Những trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Những trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương. Tôi đang làm việc theo hợp đồng lao động tại một công ty ở Hà Nội, hiện nay gia đình tôi có việc nên tôi muốn xin công ty nghỉ khoảng 1 tuần nhưng tôi không rõ với những trường hợp nào tôi sẽ được nghỉ hưởng lương và nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Bài viết liên quan:
- Xử lý khi doanh nghiệp vi phạm chế độ tiền lương với người lao động
- Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần
- Tư vấn về thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với câu hỏi của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật lao động năm 2012:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn chỉ nói muốn xin nghỉ việc riêng mà không nói rõ đây là việc gì nên căn cứ theo quy định trên bạn sẽ chỉ được nghỉ hưởng nguyên lương trong trường hợp bạn kết hôn, con của bạn kết hôn, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết.
Với những trường hợp theo quy định trên bạn chỉ được nghỉ từ 1 đến 3 ngày, nhưng nếu như bạn muốn nghỉ 1 tuần hưởng nguyên lương thì bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng để được sử dụng ngày nghỉ phép năm theo quy định của Luật Lao động 2012 cụ thể tại Điều 111 :
“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp này nếu bạn có những lý do được phép nghỉ việc riêng chính đáng theo quy định của pháp luật bạn có thể thỏa thuận thêm với người sử dụng lao động về việc kết hợp thêm ngày nghỉ phép năm để có thể đủ thời gian giải quyết việc gia đình mà vẫn được hưởng nguyên lương.
Trong những trường hợp khác bạn nghỉ 01 tuần mà không thông báo với công ty và không được công ty cho phép thì bạn có thể sẽ bị công ty áp dụng hình thức kỉ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Bộ Luật lao động năm 2012: “Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tiếp tục sử dụng người lao động bị khởi tố nhưng không bị tạm giam
- Công ty cho người lao động nghỉ việc khi thay đổi địa điểm sản xuất
- Người lao động làm việc khi hết thời gian thử việc nhưng không được ký hợp đồng
- Công ty có phải tổ chức khám sức khỏe cho người học nghề không?
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ phép năm của người lao động