Quy định về chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người lao động
Chào tổng đài, nhờ tổng đài tư vấn giúp tôi về vấn đề: pháp luật quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như thế nào? Với lao động nữ như tôi thì pháp luật có quy định nào khác về chăm sóc sức khỏe hay không? Tôi cảm ơn.
- Công ty có phải tổ chức khám sức khỏe cho người học nghề không?
- Công ty có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không?
- Hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn liên quan đến: Quy định về chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người lao động; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 152 Bộ Luật lao động 2012 về chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:
” Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế…”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 85/2015 về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
” Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chăm sóc sức khỏe là tiêu chuẩn để tuyển dụng và phân công công việc cho người lao động. Người sử dụng lao động hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nười lao động ít nhất 1 lần/ năm. Người làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động bị tai nạn nghề nghiệp, được thăm khám theo quy định của bộ y tế, được điều trị, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Người lao động làm việc ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm người sử dụng lao động phải đảm bảo các biện pháp khử độc, khử trùng.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài những quy định chung về chăm sóc sức khỏe người lao động thì trường hợp lao động nữ như bạn có quy định riêng về chăm sóc sức khỏe. Lao động nữ hàng sẽ được khám 1 năm 2 lần về chuyên khoa phụ sản. Người sử dụng lao động có thể lồng ghép việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ trong cùng 01 lần khám sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Chi phí khám sức khỏe định kì cho nhân viên có được BHYT chi trả không?
Khám sức khỏe đầu vào cho người lao động có được BHYT chi trả không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Ký hợp đồng lao động đối với người cao tuổi trong thời hạn bao nhiêu lâu?
- Lao động nữ mang thai có được chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày?
- Thời hạn nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động năm 2023 là khi nào?
- Có được trả tiền thay cho hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật không?
- NLĐ có được trả đủ tiền lương còn thiếu khi nghỉ việc năm 2023?