Quy định về nghỉ phép năm
Tôi tham gia làm việc ở công ty May 10, tôi làm việc ở đây khá lâu và cũng được hưởng khá nhiều chính sách. Gần đây tôi nghe mọi người nói nhiều về nghỉ phép năm. Vậy, anh chị cho tôi hỏi là quy định về nghỉ phép năm được quy định như thé nào ạ?
Bài viết liên quan:
- Nghỉ việc riêng có được hưởng nguyên lương không?
- Người lao động hưởng chế độ bảo hiểm khi con ốm
- Nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động theo Luật bảo hiểm xã hội 2014
Tư vấn hợp đồng lao động:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
–Trường hợp 1: Đủ 12 tháng làm việc cho người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 113,Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”
Ngoài ra, theo điều 114 Bộ luật lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên làm việc như sau:
“Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thì Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm là :
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
-Trường hợp 2: Làm việc chưa đủ 12 tháng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 113 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cách tính số ngày nghỉ hàng năm đối với trường hợp không đủ năm:
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.”
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời giờ làm việc của người đủ 15 tới chưa đủ 18 tuổi
- Quy định mới nhất về điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức
- Quy định của pháp luật lao động về lập sổ quản lý lao động năm 2017
- HĐLĐ vô hiệu vì hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động
- Doanh nghiệp được nhận người học nghề từ đủ bao nhiêu tuổi?