Anh tôi làm công nhân xây dựng, do vấn đề bảo hộ lao động ở công trường không được tốt nên nhiều lúc rất nguy hiểm. Nhiều khi giàn giáo kém chất lượng, lung lay nhưng anh tôi vẫn bị bắt làm việc. Anh có thể không làm việc khi không được đảm bảo an toàn lao động như vậy không?
- Quy định mới về trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động
- Một số điểm mới của chế độ tai nạn lao động theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
- Trợ cấp tai nạn lao động khi bị suy giảm từ 5% đến 30%
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định:
“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”.
Theo quy định trên thì nếu anh bạn thấy rõ nguy cơ xảy ra tại nạn lao động, đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe thì phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý phù hợp. Đồng thời anh bạn có thể rời khỏi nơi làm việc để đảm bảo an toàn cho bản thân mà vẫn được hưởng nguyên lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 : 1900 6172
Ngoài ra tại Khoản 5 Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 cũng quy định:
“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.”
Quy định trên đảm bảo cho những người lao động vì lý do an toàn lao động mà rời bỏ nơi làm việc không bị xử phạt hoặc phân biệt đối xử.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ ốm đau dài ngày có phải đóng đoàn phí công đoàn không?
- Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như thế nào?
- Làm thêm giờ có cần sự đồng ý của người lao động không?
- Người lao động nghỉ ngang không hoàn trả chi phí đào tạo
- Huy động người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được không?