19006172

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

Tôi làm việc tại công ty từ tháng 1/2006 đến tháng 2/2016 thì nghỉ việc. Theo tôi được biết từ khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2008 thì công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho tôi. Tôi đang thắc mắc là trợ cấp thôi việc sẽ tính như thế nào, theo mức lương cơ bản đóng bảo hiểm hay lương thực nhận?


Bài viết liên quan:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian tính trợ cấp thôi việc như sau: “2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”

Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo công thức như sau:

Thời gian tính trợ cấp thôi việc =Tổng thời gian đã làm việc thực tế – Thời gian đã tham gia BHTN – Thời gian NSDLĐ chi trả TCTV.

Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động tại khoản  3 Điều 14 Quy định về trợ cấp thôi việc,mất việc:

” Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”

trợ cấp thôi việc

 

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2009 (thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có hiệu lực) thì người lao động được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, trong trường hợp bạn, vì bạn tham gia lao động từ 1/2006 đến tháng 2/2016 thì khoảng thời gian từ 01/01/2009 bạn sẽ được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Áp dụng công thức tính trợ cấp thôi việc thì nếu bạn chưa từng được công ty chi trả trợ cấp thôi việc, bạn sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc trong 3 năm làm việc từ 01/01/2006 đến 01/01/2009.

Mặc khác theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật lao động 2012 quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Như vậy, trợ cấp thôi việc sẽ được tính theo mức lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc.

Bạn vui lòng tham khảo thêm cách tính tại bài viết: Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động

Nếu trong quá trình giải quyết bác còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam